Kỹ thuật trồng cây rau Răm
Kỹ thuật trồng cây rau Răm, 102, Mai Tâm, Nông Nghiệp Nhanh
, 26/10/2016 09:18:55Cây rau răm có sức sinh trưởng cao nhưng tốc độ phát triển khá chậm. Ít người biết rau răm ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt, hái ngọn thường xuyên. Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím hay được sử dụng để làm thuốc.
Kỹ thuật trồng cây rau Răm
Ý kiến chia sẻ của bà con nông dân về kinh nghiệm trồng cây rau răm:
"Khi trồng, tôi cắt cây thành từng đoạn dài 12 -15 cm, có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành, sau đó dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Cây nên được trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa." - chị Liên chia sẻ
"Rau răm cũng thường xuyên bị bệnh. Vào những thời điểm sau thu hoạch, gốc rau răm “phơi mình” trên nắng nóng nên nếu chế độ nước vào ruộng cũng như phân bón không hợp lý, rau răm sẽ bị thối gốc, lúc đó phải tốn công cải tạo đất trồng lại, chi phí đội lên cao." - Bà Liên cho biết
"Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, rồi tưới nước đều để rễ đâm ra khi trồng mau bén đất, hoặc có thể giâm rau giống vào đất ẩm sau đem trồng cũng được. Sau thời gian cây rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài thì có thể cắt tỉa đem bán hoặc cắt luân phiên từng đám. Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 - 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng. Sau 6 tháng trồng và thu hoạch mỗi ngày, thì rau bắt đầu già cỗi, cải tạo lại bằng cách cuốc bỏ phần rau già và trồng lại, 1 tháng sau là có thể thu hoạch như thường." - Ông Thống chia sẻ
Kỹ thuật trồng cây rau răm được chia sẻ từ Hiếu Giang Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây rau răm"
1- Đặc tính thực vật:
Cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30-35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành chùm ít phân nhánh. Quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng.
Bộ phận dùng: Cành và lá - Ramulus et Folium Polygoni Odorati.
Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Ðông Ðông Dương mọc hoang hoặc được trồng nhiều làm rau gia vị. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Thành phần hoá học: Lá có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
2- Công dụng:
Rau răm còn có tên là thủy liễu, lão liễu. Rau răm mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng. Ăn vừa phải rau răm sống thì ấm bụng, mạnh chân, gối, sáng mắt. Ăn nhiều sinh nóng rét, giảm tính khí, giảm tình dục. Phụ nữ hành kinh ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết. Rau răm có tác dụng chữa đau bụng, đầy hơi, hắc lào (giã đắp hoặc ngâm rượu đặc để bôi)...
Chữa rắn cắn: Thêm với 1 số vị thuốc khác cùng với rau răm tươi, giã nát lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ bị cắn. Rau răm có thể loại bỏ được một số độc tố trong tôm, cá. Tuy nhiên cần lưu ý không ăn nhiều rau răm với thịt gà vì dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa. Rau răm còn được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt chống nôn.
3- Kỹ thuật trồng và bón phân chăm sóc:
+ Chọn giống: Tách gốc giống từ những ruộng đã thu hoạch 2 năm là tốt nhất, hoặc dùng ngọn cây rau có 2/3 là thân già.
+ Làm đất: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa. Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh 30 cm, luống dài theo thửa ruộng.
+ Bón lót: Bón 2 – 2,5 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG01 cho 1000m2. Trên luống xẻ hàng cách hàng 15 cm. Cây cách nhau 10 cm. Khi trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 -15 cm có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.
Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gốc xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm sau đem trồng vẫn tốt.
+ Chăm sóc: Sau trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ở nách ở ngọn bắt đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng bằng cách dùng phân hỗn hợp Better NPK 16-12-8-11+TE hoà 200g/ 10 lít nước để tưới vào gốc. Cứ 10 -15 ngày tưới 1 lần. Để bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng tưới bón 1 – 2 tuần. Tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ sinh học Better HG01 để bón cho cây.
4- Thu hoạch:
Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được.
Có 2 cách:
- Cắt tỉa các cành dài đem bán
- Cắt luân phiên từng đám đem bán.
Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.
>> Kỹ thuật trồng cải ngọt ít sâu bệnh
Kỹ thuật trồng cây rau Răm Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Cây giống, Giống cây Rau, Củ, Quả, Cây rau thơm