Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng cây Ớt

Ớt cay được biết đến là một quả gia vị, chủ yếu dùng ăn kèm nhằm kích thích vị giác cho món ăn. Nhưng gần đây, ớt còn trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh,...

Kỹ thuật trồng cây Ớt

Vì vậy, mức tiêu thụ ớt có sự chuyển biến và ớt đã được nhiều bà con chuyển đổi trồng làm thành cây kinh tế chính. Ớt dễ trồng, dễ chăm sóc và có vốn đầu tư thấp, nhưng để đạt được năng suất cao nhất, người nông dân cần phải nắm vững được các quy trình, kỹ thuật trồng ớt cơ bản.

Kinh nghiệm trồng ớt được chia sẻ từ bà con nông dân:

"Quy trình gieo trồng, chăm sóc loại ớt sừng bò này tương đối đơn giản, giống ớt chuông mà người nông dân ở Đà Lạt thường trồng. Tuy nhiên, khi ớt phát triển cần cắm cọc và dùng dây làm điểm tựa để cây không bị gãy đổ vì trọng lượng lớn quả ớt từ 300gr đến 500gr treo lơ lửng." Anh Nguyễn Định, một người trồng ớt sừng bò chia sẻ

"Cây ớt chỉ thiên là loại cây trồng ngắn ngày, chịu được hạn hán và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay." - Ông Nhỏ chia sẻ

Kỹ thuật trồng ớt được chia sẻ từ Hiếu Giang Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây ớt"

1/ Mùa vụ:

Ớt là cây trồng có thể trồng quanh năm nhưng tập trung vào 3 vụ chính như sau:

- Vụ sớm: Gieo vào tháng 8 - 9, thu hoạch tháng 12 – 1.

- Vụ Đông Xuân (vụ Chính): Gieo tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2 - 3.

- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4 - 5, thu hoạch tháng 8 - 9

2/ Chọn giống:

Một số giống ớt phổ biến hiện nay là: Ớt Sừng Trâu, Ớt Cay, Ớt 01, Ớt Chỉ Thiên, Ớt hiểm……

3/ Gieo và trồng:

3.1/ Xử lý hạt giống:

Hạt giống ngâm 3 sôi 2 lạnh trong 12 giờ, vớt ra đãi sạch và ủ 2-3 ngày sẽ mọc mầm (phải lấy ngót giữ ẩm túi ủ) gieo xong giải Basudin 10H hoặc Bam 3H ngừa dế, kiến, sau đó lấp hạt bằng một lớp phân hưu cơ hoai mục trộn lẫn tro trấu.

3.2/ Trồng:

- Khi cây con đạt 20-25 ngày tuổi tiến hành nhổ trồng, trước khi nhổ cần xiết nước 5-6 ngày, tưới đẫm 4-6 giờ sau đó nhổ trồng ngay lúc sáng hoặc lúc chiều mát.

- Khoảng cách trồng: tuỳ từng giống nhưng thông thường là 50cm x 70cm (cây cách cây 50, hàng x hàng 70).

4/ Chọn và làm đất:

- Ớt thích hợp đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp, nhiều mùn, giữ ẩm tốt.

- Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.

- Đất: Trước khi trồng phải lật lớp đất mặt phơi ải 20 – 30 ngày. 10 ngày trước trồng bón vôi và tro bếp mỗi loại 50kg/1000 m2.

- Luống: rộng 1,2m, cao 20 cm - Liếp gieo cây con: đất đập mịn có trộn thêm phân chuồng hoai, lếp trồng lên làm đất to hơn. Chọn liếp theo hướng đông tây để tránh đổ ngã và ánh sáng phân bố đều.

5/ Chăm sóc và bón phân:

- Sau khi gieo hạt hoặc trồng cây con, cần tưới ẩm và che nắng lúc cây con chưa bén rễ. Sau khi trồng 20-25 ngày làm cỏ, nhằm giảm chất thoát dinh dưỡng và ánh sáng kết hợp vun gốc cho cây.

- Phân bón cho 1000m2.

+) Kali khá quan trọng vì nó quyết định ớt cay hay không.

+) Bón lót: 100kg Vôi, 1 tấn hữu cơ sinh học Better HG 01, 50kg Supe Lân, 15kg Phân Better NPK 16-12-8-11+TE, 3kg KCL.

+) Lần 1 (7-10 ngày sau trồng): 5-6 kg Urê hoà loãng tưới.

+) Lần 2 (20-25 ngày sau trồng): 4kg Urê, 3kg Kali, 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE

+) Lần 3 (Khi ớt đã đậu trái đều): 6kg Urê, 5kg Kali, 10-15kg Better NPK 16-12-8-11+TE.

+) Lần 4 (Khi ớt bắt đầu thu trái): 6kg Urê, 5kg Kali, 10-15kg Better NPK 16-12-8-11+TE.

+) Lần 5 (Khi thu hoạch rộ): 4kg Urê, 4kg Kali, 10-15kg Better NPK 16-12-8-11+TE

Trong quá trình trồng ớt đặc biệt là giai đoạn ra hoa đậu trái, để hạn chế một số bệnh và tăng quá trình ra hoa đậu trái thì nên sử dụng các dạng phân bón lá bổ sung Canxi, Bo nên dùng chế phẩm vi lượng tổng hơp cao cấp cho rau màu của công ty hiệu Better đã có đủ thành phần dinh dưỡng cung cấp cho hoa trái.

6/ Thu hoạch: Ớt có nhiều lứa hoa, trên cây có trái chín, trái non và hoa. 

Sau khi trồng 60-80 ngày có trái chín, sau khi thu hoạch hái cả luống, tránh dập để bảo quản được lâu, không nên đổ đống dễ bị thối, trường hợp sử dụng lâu dài có thể phơi hoặc sấy khô hay làm tương ớt, năng suất bình quân từ 7-10 tấn / ha ở giống ớt sừng trâu.