Kỹ thuật chọn giống vịt đẻ
Kỹ thuật chọn giống vịt đẻ, 49, Mai Tâm, Nông Nghiệp Nhanh
, 17/10/2016 15:25:38Kỹ thuật chọn giống vịt đẻ
Kinh nghiệm chọn vịt giống được nhiều người nuôi vịt quan tâm và chia sẻ:
"Nuôi vịt đẻ trứng không khó lắm, nhưng đòi hỏi nắm vững kỹ thuật, người nuôi cần phải chú ý từ khâu chọn giống đến khâu chăm sóc cũng như cách phòng trừ dịch bệnh, quan trọng nhất là khâu chọn giống. Nếu chọn được con giống tốt sẽ cho sản lượng trứng cao. Từ khi bắt giống về nuôi đến khoảng 4 - 4,5 tháng là vịt bắt đầu cho trứng và đẻ liên tục trong vòng khoảng 2 năm. Cứ 10 con mái thì nuôi kèm 1 trống để phối giống. Đặc biệt lưu ý, trong quá trình vịt đẻ, phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt; ngoài việc tiêm phòng định kỳ thì không được tiêm bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào vì làm như vậy vịt sẽ ngừng đẻ. Cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc khử trùng thường xuyên và chú ý đến khẩu phần ăn của của vịt (1.500 con vịt mỗi ngày tiêu tốn hết 200kg cám tổng hợp) để vịt đẻ đều, trứng to. Vịt đẻ cần cung cấp thêm ánh sáng, ngoài chiếu sáng tự nhiên khoảng 12 -14 giờ, phải chiếu sáng nhân tạo bổ sung vào ban đêm 3 -5 giờ/đêm; công suất chiếu sáng là 3 -5 W/m2 nền chuồng (treo bóng đèn tròn 75W cách mặt nền chuồng 2 -2,5 mét). Chiếu sáng hợp lý sẽ kích thích đẻ trứng và đảm bảo chất lượng trứng giống cao". - Anh Hóa chia sẻ
Phương pháp chọn giống vịt đẻ được chia sẻ từ Cây trồng vật nuôi: "Phương pháp chọn giống vịt đẻ"
Giống vịt đẻ ở miền Nam nước ta chủ yếu là vịt cỏ (chiếm trên dưới 80% tổng số đàn) ngoài ra còn có vịt bầu, vịt Bắc Kinh, vịt cổ lùn, vịt lai…
Nói chung đàn vịt mái đẻ thường được nuôi đến hết năm đẻ thứ hai thì bắt đầu thải loại và thay thế dần bằng đàn vịt mới (vịt tơ). Nhưng điều đó còn tùy thuộc vào từng người chăn vịt, tùy theo tập quán từng địa phương; nếu thấy sản lượng trứng của đàn vịt vẫn còn cao, ít nhất vẫn duy trì được như những năm trước, thì chúng vẫn có thể được giữ lại (có nơi cho vịt đẻ đến năm thứ tư và đặc biệt có những đàn vịt đẻ đến năm thứ năm). Tuy nhiên hàng năm cần phát triển thêm vịt tơ vào đàn vịt để bổ sung và thay thế cho số vịt già loại thải, vịt ốm chết do bệnh tật hoặc do các nguyên nhân khác… Cuối cùng cần thay thế toàn bộ đàn vịt già bằng vịt tơ để cho lứa tuổi được đồng đều, tỷ lệ đẻ tập trung hơn và sản lượng trứng thu được sẽ cao hơn.
Vịt mái đẻ thường được chọn ở những đàn vịt hậu bị. Người chăn nuôi vịt tính toán ngay từ khi chọn trứng ấp, trứng đem ấp được chọn từ đàn vịt mái đẻ tốt. Số lượng trứng ấp phải có đủ số lượng để đảm bảo tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ nuôi sống cho đến khi lên đàn mái đẻ đủ số lượng.
Trứng vào ấp cần làm kịp thời để có vịt con nuôi vào đúng thời vụ, có nhiều thức ăn khi chăn thả. Trong số những đàn vịt nuôi trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng chăm sức cần chọn ra những con vịt phát triển tốt, có tốc độ lớn nhanh, mọc lông sớm, ở các giao đoạn tuổi (21, 75, 120, 150 ngày tuổi) đều phải đạt tiêu chuẩn về giống.
Như đã nói ở trên vịt ta vịt bầu có trọng lượng cao hơn vịt tàu (vịt cỏ), vịt ta ngả về hướng thịt – trứng và vịt tàu hướng trứng – thịt. Trên thực tế sự sinh sản và sinh trưởng của chứng khác nhau, vịt tàu đẻ nhiều hơn vịt ta, nhưng sinh trưởng lại chậm hơn.
Trọng lượng của vịt tàu và vịt ta qua các giai đoạn tuổi:
Trọng lượng của vịt tàu và vịt ta qua các giai đoạn tuổi Tuổi vịt (tuần)
Ở miền Nam, vịt được chọn lúc 75 ngày tuổi nếu là vịt tàu trọng lượng phải đạt 1000 – 1100g, nếu là vịt ta 1400 – 1500g, vịt Bắc Kinh : 2000 – 2200g. Lúc này vịt đã mọc đầy đủ lông, tầm vóc đồng đều, ngoại hình cân đối, không có khuyết tật, khỏe mạnh, tinh nhanh.
Vịt đực chọn lọc có tính hăng, thân hình dài. Vịt mái có “phao câu” ngả xuống đất, có bộ lông mượt, tiếng kêu to và thanh là tốt, những con kêu nhỏ và trầm là vịt xấu.
Vịt từ 120 – 150 đến 180 ngày tuổi đều phải chọn lọc liên tục. Khi chọn vịt cần dựa vào đặc điểm về giống để chọn.
Sau đây là những đặc điểm ngoại hình của vịt cỏ, vịt bầu và vịt Bắc Kinh, cần nắm vững để chọn bổ sung vào đàn vịt mái đẻ:
Các bộ phận thân thể |
Vịt cỏ |
Vịt Bầu |
Vịt Bắc Kinh |
Đầu |
Nhô thanh, trán không dốc quá. |
Hơi to |
Dài rộng và sâu trán tương đối dốc. |
Mỏ |
Bẹt và dài. Phần lớn mỏ màu vàng da cam; con đực mỏ màu xanh lá cây nhạt |
Bẹt dài, mỏ màu vàng, con đực có màu xanh lá cây |
Màu vàng da cam dài. |
Mắt |
To và sáng tinh nhanh. |
To và sáng tinh nhanh. |
To sáng và tinh nhanh |
Cổ |
Dài, thanh |
Dài và to hơn vịt cồ, con đực cổ có màu xanh biếc, một con cổ vòng lông trắng |
To xa dài hơn vịt bầu |
Cánh |
Dài, rộng |
Dài, rộng hơn vịt cỏ. |
Dài hơn với vịt bầu (so với toàn thân) |
Thân |
Thon dài |
Thân dài rộng, bụng sâu. |
Dài, rộng, sâu |
Ngực |
Hơi lép |
Vừa, hơi sâu. |
Rộng, sâu, hơi nhô ra phía trước. |
Bụng |
Con mái có bụng |
Sâu |
Cong hơi sệ, sâu |
Đuôi |
Hơi cong về phía trước, con đực có lông móc. |
Rộng vừa, con đực có lông móc. |
Ngắn, rộng, xòe, con đực có lông móc. |
Chân |
Hơi cao (so với bản thân vịt). |
Cao vừa, màu vàng, một số con có đốm nâu đen. |
Ngắn, khỏe; (so với toàn thân) khoảng cách hai chân rộng và thẳng. |
Màu lông |
Màu lông không thuần nhất, màu chim sẻ, đen khoang trắng, trắng tuyền, đen tuyền xám đá.„ |
Đa số có màu nâu xỉn “cà cuống” có loại loang trắng hoặc đen xám, sen cò, sen nổ đen (gọi là vịt ô). |
Trắng tuyền |
Thân mình ngắn, xương sườn lõm, xương lưỡi hái vẹo, đuôi cúp; con đực không có lông móc, phân biệt tính đực mái không rõ, đuôi vẹo.Vịt chọn lên đàn mái đẻ nếu có những khuyết tật sau thì không được chọn:
Cánh xõa, ngắn, hoặc cánh tiên, xương lưng cong lệch hông đuôi thót lại. Màu lông khác với màu đặc trưng của giống.
Giống tốt cộng với thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và chuồng trại thích hợp với đặc điểm sinh lý từng loại vịt, đó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công trong chăn nuôi vịt, bảo đảm cho sản lượng trứng và phẩm chất trứng ngày càng tăng.
Người nuôi vịt cần phải biết chọn đưực vịt mái đẻ tốt dựa vào ngoại hình và sinh trưởng phát dục, từ lúc đó bắt đầu đẻ v.v… mặt khác họ phải biết loại một cách chắc chắn những con vịt xấu, nuôi không kinh tế. Muốn vậy, phải hàng ngày hàng giờ chú ý đến đàn vịt của mình, đến trạng thái sinh lý của vịt, phải thường loại thải những vịt đẻ kém; đàn vịt đẻ phải đồng đều về trọng lượng; về màu sắc, về sức đẻ trứng.
Lợi ích kinh tế của vịt mái đẻ bắt đầu ngay từ khi vịt bắt đầu đẻ, đến lúc 6 tháng tuổi phải biết chọn con nào đẻ xấu, con nào để tốt để loại hoặc giữ lại. Đối với vịt cỏ, 120 ngày tuổi thì bắt đầu thay bộ lông tơ và đến 150 ngày tuổi bộ lông mới đã mọc đầy đủ trở lại và có con bắt đầu đẻ.
Đêm đẻ đầu tiên của vịt thường có từ 9 -10% số vịt trong đàn đẻ và sau đó tỷ lệ đẻ tăng dần, khi vịt 6 tháng tuổi tỷ lệ đẻ đạt 40 -50% và sẽ lên tới 80 – 90%.
Nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo, đàn vịt hậu bị sinh trưởng bình thường, thì đến tháng tuổi thứ năm vịt cỏ đã bắt đầu đẻ báo hiệu bằng 1 hiện tượng rụng lông nho nhỏ, đó cũng là dấu hiệu bên ngoài cho biết sự trưởng thành về sinh dục của vụ mái.
Khi thấy có những dấu hiệu như vậy người chăn nuôi lập tức phải chú ý đến khẩu phần và chuyển sang khẩu phần vịt đẻ.
Sản lượng trứng trung bình của vịt cỡ từ 180 -200 trứng/năm/con. Từ tháng tuổi thứ 6 đến thứ 11 vịt đẻ đều; tỷ lệ đẻ chiếm khoảng 90% nhưng khối lượng trứng còn nhỏ.
Thời kỳ đẻ thứ hai (từ tháng tuổi thứ 12 đến thứ 17) vịt đẻ đều hơn thời kỳ đẻ thứ nhất, trứng to hơn, tỷ lệ đẻ khoảng 95%.
Thời kỳ đẻ thứ ba (từ tháng tuổi thứ 18 đến thứ 23) vịt đẻ kém hơn, trứng to hơn thời kỳ thứ hai, tỷ lệ đẻ còn khoảng 85%.
Thời kỳ đẻ thứ tư (từ tháng tuổi thứ 24 đến thứ 30), vịt đẻ kém nhiều, tỷ lệ đẻ còn khoảng 75%.
Trước đây vài chục năm, nông dân miền Nam thường giữ vịt đẻ tới 5 – 6 năm tuổi. Gần đây cứ sau 4 lứa đẻ là vịt được loại để bán thịt.
Trong năm đẻ đầu tiên, nếu tỷ lệ đẻ dưới 80% là người, chăn nuôi phải lưu ý.
Ngoài việc loại thải vịt đẻ kém, còn phải lưu ý trường hợp vịt hay bị nang lông một cách bất thường, tức là không theo đúng mùa thay lông của toàn đàn. Vịt đẻ mà quá béo cũng không tốt. Muốn cho sự thải loại hoàn toàn được chính xác, người ta đưa những con đó đi nuôi riêng ở một nơi và tiếp tục theo dõi sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn nữa.
Kinh nghiệm cho biết khi nào thời kỳ rụng lông bắt đầu thời kỳ đẻ trứng tạm ngưng. Lúc này cần phải chọn lại đàn vịt, chọn từng cá thể. Con nào trong năm đầu chỉ đẻ 50% là phải thải bắt buộc.
Tóm lại, khi chọn vịt đẻ cần chú ý:
Vịt đực có đầu to, mỏ to, tròn.
Vịt mái đầu nhỏ, mỏ nhỏ và dẹt, cổ cao là vịt đẻ tốt; vịt đầu lớn, cổ rụt, mỏ tròn là vịt đẻ kém.
Muốn sản xuất trứng để ăn nông dân miền nam thường chọn nuôi những mái đẻ nhiều, trứng to, trứng tốt (như vịt tàu rằn, có bộ lông gần giống như vịt mái Rouen của Pháp).
Muốn sản xuất vịt để bán thịt đồng bào thường nuôi vịt cà cuống và nhất là vịt sen trắng vì đây là những giống vịt to con, thịt thơm ngon.
Kỹ thuật chọn giống vịt đẻ Con giống, Vịt giống, Chọn giống, Gây giống