Nông Nghiệp Nhanh

Các loại sâu bệnh hại thường gặp ở cây Gừng

Gừng là một loại cây gia vị có rất nhiều công dụng cũng như còn được sử dụng để làm dược liệu, chính vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, gừng đã được trồng tự phát ở nhiều nơi do có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc trồng gừng của bà con nông dân còn gặp khó khăn do cây gừng thường xuyên mắc phải một số sâu bệnh hại.

Để việc trồng gừng đạt hiệu quả về năng suất thì bà con nông dân cần phải biết rõ một số thông tin về các loại sâu bệnh hại gừng để có hướng chủ động và đưa ra biện pháp phòng trị kịp thời.

Các loại sâu bệnh hại thường gặp ở cây Gừng

Một số ý kiến chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về cách phòng và trị bệnh hại cho gây Gừng từ người dân:

"Tôi mới trồng gừng lần đầu. Tôi trồng gừng trâu được khoảng 1 tháng trong bao. Ban đầu cây lên xanh tốt, nhưng gần đây có triệu chứng vàng lá. Không rõ là do bị cháy lá hay thán thư. Dùng thuốc gì để trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Mong mọi người giúp đỡ." anh vtrungchanh chia sẻ

"Gừng của bạn không phải bị bệnh từ lá, mà bị bệnh từ rễ, củ. Bạn có thể nhổ lên để kiểm tra, cây của bạn bị vi khuẩn tấn công vào rễ non và củ non mới hình thành, hoặc có thể cộng thêm do bạn tưới ẩm quá nhiều gây nên làm cây không phát triển được, lá bị khô héo dần, rễ, củ non bị thối. Bạn nên ngừng tưới nước, bón phân, cách ly bao bị bệnh. Đã bị bệnh ở giai đoạn này thì không có thuốc nào trị được, cây đã mắc sẽ bị chết hoặc phát triển rất chậm." - Bạn dainguyen chia sẻ

"Em từng trồng gưng quy mô lớn và sợ nhất căn bệnh này. Đó là bệnh thối củ gừng do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Có 2 biện pháp, thứ nhất là bác dùng thuốc có bán ở thị trường ( khuyên anh nên dùng thuốc sinh học). Thứ 2 là bác loại từ ngay những bao bị bệnh  (nhổ bỏ thẳng và tiêu hủy) :). Trồng gừng thì anh chú ý khâu làm đất vì đây là phần quan trọng nhất của việc canh tác gừng, giá thể trồng gừng phải thật hoai mục. Giảm tro trấu thêm giá thể sơ dừa + phân bò phải sử lý qua trichoderma và sát trùng phòng trừ đuông. Chú ý đến độ ẩm của đất không quá ẩm vì gừng sợ úng và cũng là môi trường dễ sinh bệnh thối củ. Đây là kinh nghiệm thực tế của em qua 1 năm trồng tuy không kể trả hết nhưng em xin góp ý đôi chút cho anh tham khảo." - Anh Fonxtg chia sẻ

Biện pháp phòng trị sâu bệnh hại thường gặp ở cây Gừng được chia sẻ từ Gừng Việt: "Những sâu bệnh hại phổ biến thường gặp ở cây Gừng"

1. Sâu hại:

Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một số sâu hại có thể thấy là: Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên lá gừng nhưng rất ít xảy ra ngoài sâu đục thân.

Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất gừng.

Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan, Kinalux,…
Lưu ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1-2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.

2. Bệnh hại:

Các bệnh chủ yếu thường thấy là bệnh cháy lá, bệnh thối củ do nấm và thối củ do vi khuẩn.

2.1/ Bệnh cháy lá:

Bệnh do nấm Fusarium gây nên (còn gọi là nấm piricularia grisea), vết bệnh thường xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Trên phiến lá vết bệnh đầu tiên là những đốm màu xanh tái, sau đó vết bệnh lớn lên, đường kính 3-7mm, giữa có màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là. Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây.

Phòng trị:

– Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch

– Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK

– Ngắt bỏ sớm những lá bị bệnh.

Sử dụng các loại thuốc Kasai, Trizole, Benomyl, Appencard, Bavistin, Carbenzim, Score,..

2.2/ Bệnh thối củ:

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước, củ và thân cây gừng bị bệnh gây và lây lan rất nhanh qua vết thương do cơ học hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng. Bệnh thối củ có hai loại là Bệnh Thối khô và Bệnh Thối nhũn.

a/Bệnh thối khô củ

Tác nhân gây bệnh: Nấm Rhizotonia solani

Triệu chứng, tác hại

Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có hể làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn.

Biện pháp phòng trừ

+ Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch

+ Lên luống cao cho thoát nước, bón phân hữu cơ ủ hoai. Không trồng mật độ dày quá, bón phân đạm vừa phải.

+ Khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim…

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

– Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồng chuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh);

– Không để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nưới tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở chân đất không bị ngập úng;

– Bón lót phân hữu cơ, chế phẩm sinh học Tricô (trong thuốc vi sinh Tricô có chứa nấm Trichoderma, khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần thời gian để thích hợp với môi trường trong đất và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng đối kháng với mầm bệnh trong đất);

Bón lót vôi với liều lượng 50-100kg/1.000 m2 để xử lí đất;

Xử lí giống bằng các loại thuốc gốc đồng Score, Phatox với liều lượng thích hợp để diệt mầm bệnh;

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,.. kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide,..

– Luân canh cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn.

b/ Bệnh thối vàng và thối nhũn củ

- Bệnh có triệu chứng vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm; trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tốp lại có phủ lớp tơ màu trắng.

– Tác nhân gây bệnh:

Vi khuẩn Erwinia carotovora và do nấm Fusarium tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.

– Triệu chứng, tác hại:

Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tếp tục làm thối củ trong thời gian bảo quản.

– Biện pháp phòng trừ

+ Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng 0,5%.
+ Bón thêm vôi cho đất, lên luống cao để thoát nước, không trồng mật độ dày quá, bón đủ phân lân và kali.
+ Đào bỏ cây bị bệnh, phun các thuốc Cupremicin, Kasuran.
Phòng trị: Xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score,…/.

Cả hai loại nấm này đều tồn tại trên tàn dư cây trồng vụ trước, trong đất và lan truyền từ vụ này qua vụ khác. Bệnh phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 20-30 độ C, ẩm độ cao, ít nắng, ruộng trồng dày, bón nhiều phân đạm. Đất trồng gừng liên tục nhiều năm thường bị bệnh nặng. Các vùng trồng gừng ở Sơn La, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Tiền Giang… cũng thường thấy hiện tượng cháy lá, thối củ. 

Giái pháp chung:

Để hạn chế hiện tượng cháy lá thối củ gừng, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

1. Sau khi thu hoạch gừng, thu dọn hết tàn dư cây trồng, đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy (đốt hoặc chôn sâu) để hạn chế nguồn bệnh lây lan sang vụ sau.

2. Sau vụ gừng, nên trồng những cây họ bầu bí, vì nấm Piricularia và nấm Rhizoctonia ít gây hại cây trồng họ này. Những ruộng chỉ trồng một vụ gừng cần làm ải để diệt nguồn bệnh.

3. Khi làm đất trồng vụ gừng mới, cần bón vôi khử chua, lượng bón từ 25- 30 kg/500m2. Bón xong bừa kỹ để vôi trộn đều với đất. Làm đất xong lên luống cao, khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa.

4. Bón phân N:P:K theo tỉ lệ 1:1:1. Trước khi trồng, dùng 1-2kg thuốc DIAPHOS 10H hoặc SAGO SUPER 3G hoặc GÀ NÒI 4G bón vào rãnh hoặc hốc cho 500m2 ruộng, rắc thuốc này hạn chế các loại sâu hại nằm trong đất, đặc biệt là dế dũi.

5. Trồng với mật độ vừa phải, tính toán thế nào để đến khi gừng phát triển tối đa, ruộng vẫn còn thông thoáng.

6. Khi gừng con mọc cao từ 15-20cm thì định kỳ dùng phân bón lá Multi-K pha nồng độ 1-2% hỗn hợp với một trong các loại thuốc trừ bệnh sau đây để phun (CARBENZIM 50WP, 500FL, HẠT VÀNG 50WP, BENDAZOL 50WP, LUNASA 25EC, TRIZOLE 50-70WP…) dùng thuốc theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. Định kỳ 15-20 ngày phun phân và thuốc một lần, ngừng phun trước khi thu hoạch 20 ngày.

3/ Bệnh thán thư trên gừng

Tác nhân: do nấm Colletotrichum sp . gây hại

Triệu chứng: Vết bệnh có màu vàng lan từ mép lá vào trong làm khô lõm lá

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao , mùa nắng bệnh ít gây hại hơn .

Biện pháp phòng trừ:

- Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan.

- Bón phân cân đối , nhất là tránh bón thừa đạm.

- Khi trời ẩm ướt, sương mù nhiều nên phun thuốc hóa học ngừa hoặc phun khi bệnh mới chớm. Một số thuốc hiệu quả với bệnh thán thư : Antracol 70WP, Amistar 250SC, Manage 15WP, Mataxyl 500WP,....

4/ Bệnh mốc sương

Tác nhân: do nấm Phytophthora infestens gây hại

Triệu chứng:

Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.

Vết bệnh xuất hiện ở chóp lá màu vàng như úng nước, mặt dưới lá sũng nước màu vàng tươi

Biện pháp phòng trừ: Phun Ridomil Gold, Copper Zinc theo khuyến cáo

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Gừng