Các loại sâu bệnh hại cây Chuối và biện pháp phòng trừ
Các loại sâu bệnh hại cây Chuối và biện pháp phòng trừ, 142, Mai Tâm, Nông Nghiệp Nhanh
, 31/10/2016 15:03:08Các loại sâu bệnh hại cây Chuối và biện pháp phòng trừ
Kinh nghiệm phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây chuối được chia sẻ từ người dân:
"Vườn chuối mốc nhà tôi có một số cây bị thối thân, rồi chết, cắt ra thấy có con côn trùng nhỏ, vậy đó là sâu bệnh gì, nguyên nhân và biện pháp phòng trị?" - Anh Nguyen Viet Hai chia sẻ
"Xin hỏi kinh nghiệm: Chẳng là tôi muốn trồng một ít chuối tây. Trước đây nhà tôi có trồng nhưng mà không biết sao cây cứ chết dần dần. Không có quả cũng như không sinh sản ra cây con. Tôi không biết là cây bị sâu hay do chất lượng đất. Trong khi chuối tiêu nhà tôi trồng thì không có vấn đề gì, vẫn tươi tốt. Vậy nên mong những ai có kinh nghiệm trồng chưới giúp tôi với. Xin cám ơn!" - Anh phanviettuan chia sẻ
"Chuối bị bệnh đó bạn, chuối Tây bị nhiều hơn chuối tiêu, ở miền trung gọi là bệnh sâu lửa. Bệnh này gần như không chữa được, khuyên cáo là khu vực nào bị bệnh thì phá bỏ không trồng chuối tây nữa." - bạn bigbrother chia sẻ
"Cho tôi hỏi thêm 1 loại bệnh nữa, cây chuối cứ bị thối rễ, hoặc thối từ củ thối lên và từ trong ra ngoài xong rồi gục. Đó là bệnh gì ạ?" - Bạn vu_tuan chia sẻ
"Chuối thối rễ thì có 2 nguyên nhân chính là ngập úng và tuyến trùng. Nếu bị tuyến trùng dùng thuốc Basudin, Ridomil, Furadan,..." - bạn kvandiep chia sẻ
Chia sẻ cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chuối từ Thế giới hạt giống hoa: "Sâu bệnh thường gặp ở cây chuối"
Cây chuối là loại cây quen thuộc của người Việt Nam. Nó được trồng chủ yếu để lấy quả nhiều hơn so với để lấy thân và lá. Nhưng để trồng chuối đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì người làm vườn cần hiểu về một số sâu bệnh thường gặp ở cây chuối để có biện pháp phòng tránh.
1. Sâu đục gốc chuối
a. Triệu chứng
Cây chuối thường có hiện tượng cây còi cọc, trái nhỏ, lá bị gãy rủ xuống và héo, có khi cả khóm chuối bị chết rũ, buồng chuối dễ bị gãy, cây chuối dễ bị đổ ngã. Khi chẻ cây chuối ra thì thấy bên trong có những con sâu màu trắng ngà, rất mập, nhưng không có chân.
Hiện tượng cây còi cọc, trái nhỏ, lá bị gãy rủ xuống và héo, có khi cả khóm chuối bị chết rũ, buồng chuối dễ bị gãy, cây chuối dễ bị đổ ngã.
Khi chẻ cây chuối ra thì thấy bên trong có những con sâu màu trắng ngà, rất mập, nhưng không có chân.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Do con sâu đục Cosmopolites sordidus gây ra. Chúng thuộc họ vòi voi Curculionidae, bộ cánh cứng Coleoptera.
c. Sự truyền lan của bệnh
Con trưởng thành của chúng là một loại bọ cánh cứng đầu dài, có màu nâu đen hoặc màu xám đen, cơ thể hình bầu dục, dài khoảng 12-16 ly, chiều ngang khoảng 3-4 ly, và có vòi dài khoảng 3 ly, chúng hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm, ít khi bay mà thường di chuyển bằng cách bò, con cái thường đẻ trứng rải rác ở giữa các bẹ lá, vào chỗ bẹ hay cuống lá bị thối nhũn, hoặc đục lỗ nhỏ ở mặt ngoài bẹ của những cây chuối đang có hoặc sắp có buồng rồi đẻ trứng vào đó. Con trưởng thành cái cũng có thể chui xuống đất dùng vòi nhọn ở đầu đục củ chuối thành những lỗ nhỏ rồi đẻ trứng vào trong đó. Con trưởng thành có thể sống tới 2 năm.
Trứng có hình bầu dục dài khoảng 2 ly, màu trắng, thời gian trứng kéo dài khoảng 7-8 ngày. Sau khi nở sâu non (ấu trùng) có màu trắng sữa, mập mạp nhưng không có chân đục vào trong thân giả thành những đường hầm ngang dọc trong thân cây, các đường hầm này ngày càng dài và rộng ra (tại các lỗ đục thường thấy có nhựa chuối tiết ra lầy nhầy màu vàng đục), đi đến đâu sâu để lại một đường phân như mùn cưa. Nếu nặng thân cây có thể bị rỗng như xơ mướp, làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết. Nếu cây đã có buồng thì thường sẽ bị gãy ngang thân hoặc gãy cuống buồng.
d. Điều kiện để phát sinh, gây hại
Thời tiết nóng, ẩm là điều kiện tốt để sâu sinh trưởng và phát triển.
e. Biện pháp phòng tránh
Không nên lấy giống ở những vườn chuối đang bị sâu gây hại. Trước khi trồng nên cắt bỏ hết những bẹ, những cuống lá bị thối ở cây giống, thu gom tất cả những bộ phận cắt bỏ này đem chôn hoặc tiêu hủy. Nên ngâm cây giống vào dung dịch nước thuốc Basudin hoặc Furadan theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất để diệt sâu (nếu cây này đã bị nhiễm trước khi trồng). Tránh chất đống giống chuối qua đêm trước khi đem trồng.
Thường xuyên thu gom những bẹ lá, cuống lá đã bị thối, bị khô, dọn sạch lá già, lá khô, cỏ rác trong vườn. Định kỳ tỉa bỏ những cây con dư thừa... tạo cho vườn chuối luôn được thông thoáng.
Với những vườn đã bị sâu hại nhiều, sau khi thu hoạch buồng cần chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.
Cũng có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Furadan, Padan, Basudin, Regent... rải vào xung quanh gốc chuối cách gốc khoảng 20-30 cm. Hoặc dùng thuốc trừ sâu phun xịt vào thân cây để diệt sâu. Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà tác hại của sâu vẫn không giảm hoặc chỉ giảm rất ít, chứng tỏ vườn chuối của các bạn đã bị sâu hại rất nặng, gặp trường hợp này các bạn nên phá bỏ chuối, tạm thời luân canh với cây trồng khác một vài năm sau đó mới quay lại trồng chuối.
2. Rầy mềm
a. Triệu chứng
Rầy mềm thường xuất hiện ở phần gốc thân chuối hay trong các lá già gần mặt đất. Rầy thường ẩn nấp dưới bẹ lá của các phần thân cây chuối đã khô một phần. Quan sát cây chuối thấy lá mọc thành bó, lá mọc thẳng, cuống ngắn, lá dễ rách. Khi bị nhiễm nặng bụi chuối lùn hẳn, không có trái hoặc có trái thì trái cũng không chín.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Do loại rầy mềm Pentalonia nigronervosa gây ra. Rầy có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu nâu đen.
c. Sự truyền lan của bệnh
Rầy mềm hút chích dịch của cây, có khả năng truyền bệnh khảm cho cây, chất tiết của rầy mềm thu hút nấm bồ hóng tấn công gây ảnh hưởng đến năng suất của cây.
d. Điều kiện để phát sinh, gây hại
Rầy mềm thường hiện diện ở phần gốc thân chuối hay trong các lá già gần mặt đất, quần thể rầy thường ẩn nấp dưới bẹ lá của các phần thân cây chuối đã khô một phần. Loài này cũng hiện diện ở những cây chuối non vừa mọc khỏi mặt đất. Khi mật số cao có thể phát hiện chúng trên ngọn cây, trong các lá còn cuốn, chưa mở và cả trên cuống lá cuốn. Chu kỳ sinh trưởng của rầy mềm có thể kéo dài 10-15 ngày, thành trùng có thể sống 8-26 ngày.
e. Biện pháp phòng tránh
Dọn sạch cỏ trong vườn, bón phân hợp lý cho cây. Phát hiện bệnh sớm để kíp thời loại cây khỏi vườn. Sử dụng thiên địch như bọ rùa, dòi ăn thịt, kiến, nhện, ong ký sinh… Nếu bị nhiễm nhiều năm thì có thể phun thuốc như: Actara, Sherpa, Polytrin, Trebon…
3. Bệnh đốm lá (black sigatoka)
a. Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên phiến lá. Vết bệnh xuất hiện đầu tiên là chấm nhỏ xanh-vàng, sau chuyển sang màu nâu. Vết bệnh kéo dài lan rộng thành đốm hình bầu dục dài, giữa vết bệnh có màu xám tro.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Do loài vi khuẩn mang tên Hycospha erellafyensis var difformis gây ra.
c. Sự truyền lan của bệnh
Trong thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và thứ 4; hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5-10mm x 0.1-1mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối. Về sau đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng. Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen, sau cùng ngay giữa đốm biến thành màu xám và lá chuối sớm bị héo chết.
Bệnh truyền lan theo gió mưa, xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp qua vết thương xây xát trên lá.
d. Điều kiện để phát sinh, gây hại
Thời tiết nóng nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm >75% là điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng mạnh.
e. Biện pháp phòng tránh
Thường xuyên loại bỏ những lá héo mắc bệnh và mang đi tiêu hủy ngay, nhằm giảm bớt khả năng gây bệnh và nâng cao hiệu quả phòng trị.
Thời gian từ tháng 5-10, thời tiết nóng và ẩm thì khoảng 2 tuần phun thuốc 1 lần, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khoảng 3-4 tuần phun thuốc 1 lần. Dùng thuốc Mancozeb80% dạng bột hút ẩm hoặc polyram-M, thuốc Dithane M45 và Dithane M22 phối hợp với X45 hay X114. Polygram – M phối hợp với Lutensol A8, dầu khoáng loại dùng cho chuối.
4. Thán thư
a. Triệu chứng
Mặt dưới phần mép của lá xuất hiện những đốm màu thâm to bằng cúc áo, ăn phá lên mặt trên rồi chuyển sang cháy khô loang rộng cùng viền vàng. Phần cháy khô hiện lên những đường vân chạy dọc cậng hoặc thành các đường tròn đồng tâm. Nửa ngọn cậng bị thối ướt màu nâu, nửa còn lại dầy trạt những đốm đen ở mé lưng và cũng thối dần. Kết quả, các tầu lá bị gẫy treo khô; thân chuối thối đen,..
b. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp gây ra.
c. Sự truyền lan của bệnh
Bệnh phát sinh ở những vườn đã trồng từ 2 năm trở lên, có lá dầy, nhiều lá và trồng dầy. Trong cùng một cây, lá ngoài cùng bị trước rồi lần lượt đến các lá trong. Tốc độ lây lan và phá hại mạnh khiến cây chết khô; gây vết đốm trên vỏ quả ngay từ khi vừa tròn cạnh nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng thu hoạch. Đối tượng gây hại là loại nấm thán thư, sẵn có trong đất trồng và môi trường. Do đặc điểm cấu tạo cây chuối nên bệnh này rất khó diệt trừ....
d. Điều kiện để phát sinh, gây hại
Thời tiết có nhiều nắng nóng, nhiệt cao, lượng mưa ít tạo điều kiện cho nấm thán thư phát sinh gây hại.
e. Biện pháp phòng tránh
Cần kiểm tra kịp thời, nhận diện được triệu chứng bệnh hại. Đồng thời phải thường xuyên thực hiện dọn vệ sinh, cắt xén các loại cỏ dại và các loại tầu lá đã già chết khô hoặc do bệnh hại, thu gom và đốt tiêu hủy nơi xa vườn. Chuối lùn cao cây và nhiều lá, tốt nhất nên chuyển sang trồng chuối tiêu hồng hoặc để mỗi bụi 1 cây mẹ và 1 - 2 cây con là hợp lý.
Khi có tới 3% số cây mắc bệnh, cần phải tạm dừng việc bón thúc. Dùng ngay 1 trong 2 loại thuốc Score250EC, Carbenzim500FL và chất bám dính HPC, phun luân phiên theo chu kỳ 2 ngày 1 lần. Ở lượng, 1 cốc Score250EC loại 10 ml hoặc 30 ml Carbenzim500FL pha chung với 20 ml chất bám dính HPC trong 16 lít nước, phun đẫm đều cho 4 - 5 thước vườn,...
>> Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng ngon, năng suất cao
Các loại sâu bệnh hại cây Chuối và biện pháp phòng trừ Trồng trọt, Cây giống, Giống cây ăn quả, Giống cây Chuối, Sâu bệnh