Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mướp Đắng

Mướp đắng là một loại rau quả khá phổ biến, tuy mướp có vi đắng nhưng thanh, dễ chế biến món ăn. Mướp có tính mát, bổ dưỡng cho người dùng nên rất được yêu thích. Đặc biệt, mướp đắng có thể trồng và bán được quanh năm trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn.

Vì vậy, hiện nay đã có nhiều hộ nông dân tiến hành trồng mướp đắng để làm thu nhập kinh tế chính, trồng mướp đắng chính vụ và cả trái vụ. Nhờ ứng dụng các biện pháp chăm sóc tốt nên mướp đắng đã giúp người dân thoát nghèo vươn lên làm giàu. Dưới dây là một số kỹ thuật cơ bản dễ áp dụng khi trồng cây mướp đắng cho năng suất cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mướp Đắng

Ý kiến chia sẻ của người dân về kinh nghiệm trồng cây mướp đắng:

"Mướp đắng là giống cây trồng thích hợp với loại đất cát tơi xốp, thoáng khí và đủ độ ẩm của địa phương nên phát triển tốt. Tuy nhiên, cây trồng này thường bị sâu bệnh, dễ héo dây và thối rễ. Để mướp đắng phát triển tốt, cần phả chú trọng thực hiện áp dụng đúng kỹ thuật từ khâu ngâm hạt giống, giâm vào bầu tro cho tới việc xới đất, đánh luống, đặt dây, ngắt ngọn và bón phân sao cho đúng quy cách." - ông Công chia sẻ

"Ngoài sử dụng phân hữu cơ sinh học kết hợp phân chuồng để bón lót, khi mướp ra 4-5 lá, tiến hành bón thúc bằng phân đạm, lân và kali. Giàn mướp được làm cao trên 1,5m tạo không gian thoáng đãng để cây có thể hấp thu ánh mặt trời." - Ông Hồ Ngọc chia sẻ

Chia sẻ kỹ thuật trồng cây mướp đắng từ Hiếu Giang Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây mướp đắng (khổ qua)"

1/ Giống:

Có 2 loại khổ qua trái trắng và khổ qua trái xanh, khổ qua mỡ trái trắng cụt rất được khách hàng ưa chuộng.

Lượng hạt giống: 0,5Kg/1.000m2

2/ Thời Vụ:

Trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất là mùa mưa, áp dụng màng phủ nông nghiệp, sẽ cho năng suất cao, giá bán lại cao nên nông dân rất thích trồng trong vụ này.

3/ Chuẩn bị đất và bón phân lót:

- Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng kết cấu đất phải tơi xốp, thoáng khí, sạch cỏ, tốt nhất là loại đất thịt pha cát.

- Đất được cày xới lượm sạch cỏ, phơi đất 15-20 ngày trước khi trồng

- Lên liếp rộng 0,6-0,8m, tưới nước nhiều cho có ẩm độ trong đất, tiến hành căn màng phủ theo chiều dài của luống, kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để khống chế cỏ mọc, lấy tre làm thành chiếc đủa ghim màng phủ lại, tránh gió bay. Đục lổ ( dùng lon sửa bò hơi lửa nóng đặc lên trên màng phủ ),để gieo hạt, mỗi lổ cách nhau 0,55m.

- Bón lót vôi 80-100Kg/1.000m2

- Bón lót: phân hữu cơ Better HG 01: 2-3 tấn + 15Kg 16-12-8-11+TE/1000m2, số phân này bỏ giữa tim hàng theo chiều dài ruộng, tim hàng này cách tim hàng kia là 1,2m.

4/ Chuẩn bị hạt và gieo hạt:

- Hạt phải xử lý nước ấm 2 sôi 3 lạnh ngâm trong vòng 5-6 giờ sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm, sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo ( đừng để khăn ủ qúa ẩm sẽ làm hư hạt ).

- Hạt gieo trực tiếp vào đất sâu 0,2Cm, gieo xong phủ 1lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt.

- Mỗi hốc 1 hạt, xử lý côn trùng gây hại bằng Basudin:1Kg/1.000m2

- Trồng dự trù một số trong bầu đất, để trồng dậm những cây không lên, bị sâu bệnh phá hại.

5/ Phân bón:

Phân Urê 20Kg + 5Kg DAP dùng bón thúc cứ 7 ngày bón 1 lần

Dùng cây dài có đường kính 1,5Cm đục lỗ sâu 0,3Cm về phía trà le, cách cây khổ qua 15Cm, bỏ phân vào lỗ, 1 muỗng canh phân Urê. Lần 3 đục lỗ giữa 2 cây khổ qua trên mặt luống bón 1 muỗng canh DAP vào lỗ.

Nếu thấy cây phát triển chậm có thể xịt thêm Better KN03 kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn ghi bao bì.

6/ Cắm trà và giăng dây làm giàn:

- Trà le: khi cây có 3-4 lá nhám thì cấm trà, mỗi cây khổ qua cắm 1 cây trà

( dài 2,2-2,5m ), cần 2.500 cây trà/1.000m2.Số cây khổ qua có từ 1.500-1.600 cây, số trà còn lại dùng làm trà ngang và trà chống đở.

- Giăng dây: Cây khổ qua khi có dòi rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang, đầu tư cao nhưng giảm công giăng dây, bắm ngọn, lưới này sử dụng được nhiều vụ.

7/ Sâu Bệnh:

- Nhện đỏ: phun thuốc Cofidor 100Sl, liều lượng 20ml/bình 17 lít

- Sâu xanh da láng: khi cây còn nhỏ phun Lanat, cây lớn phun Padan, Regent

- Bọ rùa vàng: phun thuốc Hopsan 50EC, Sherpa, Polytrin . . .

- Bệnh lở cổ rể phun thuốc Monceren 25WP liều lượng 50g/bình 17 lít hoặc Rovral 50WP liều lượng 50g/bình 17 lít, Ridomil MZWP . . .

- Bệnh chết cây con: phun thuốc Monceren, Rovral, Ridomil . . .

- Bệnh chết cây: xuất hiện trong quá trình sinh trưởng của cây, bệnh làm cho mép lá bị héo, lá gốc vàng, nếu không dùng thuốc xịt vào gốc thì cây héo từ từ rồi chết, nên dùng Derosal, Rovral, Ridomil . . .

- Bệnh đốm lá: xuất hiện khi cây thu họach 1,2 lứa, có trên các lá già, vết bệnh có đường tròn đồng tâm, nếu xuất hiện nhiều đốm làm cho lá biến vàng, dùng Aliette, Rovral, Ridomil . . .

8/Thu Hoạch:

Sau khi gieo được 36-38 ngày thì bắt đầu thu hoạch, cứ cách 1 ngày thu họach 1 lần, thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng, mỗi cây cho 3-4 Kg.

>> Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà chua sai quả