Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cà Rốt
Có rất nhiều ý kiến chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cà rốt từ phía bà con nông dân:
"Cây cà rốt từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch mất khoảng hơn 3 tháng. Cây rất dễ chăm sóc, mỗi năm có thể cho thu hoạch 2 vụ."- Chị Oanh cho biết
"Vì cây cà rốt chủ yếu lấy củ, nên cần bón phân sớm, bón tập trung và bón cân đối, hạn chế bón đạm, nhất là bón đạm muộn. Cũng không nên phun các chất kích thích sinh trưởng, sẽ làm giảm chất lượng của cà rốt." - Anh Trần Tính chia sẻ
"Sau khi gieo hạt, đợi cây nảy mần, để hạn chế việc đất bị đóng váng, bị lì mặt đất do tươi, cây khó mọc mầm, tôi phủ một lớp rơm, rạ mỏng trên mặt luống, đồng thời phủ rơm còn có tác dụng giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và giữ cho cây không bị đổ khi còn nhỏ." - Ông Thới chia sẻ
"Hệ thống kênh mương cơ bản được kiên cố hóa, vì thế mà cây cà rốt đã được bà con lựa chọn và mang lại hiệu quả khá khả quan.Trồng cà rốt đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân và khuyến khích phát triển chăn nuôi do thân cây cà rốt làm thức ăn thích hợp trong chăn nuôi gia súc, nhất là đối với lợn, thân lá cà rốt sau thu hoạch 7 ngày vẫn còn tươi là nguồn nguyên liệu có giá trị, đặc biệt vào những năm tháng hiếm thức ăn xanh." - Anh Phạm Văn Hải tâm sự
Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây cà rốt được chia sẻ từ Hiếu Giang Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây cà rốt"
Cà rốt rất cần giai đoạn xuân hoá để ra hoa và đậu quả như một loại rau ôn đới. Nhiệt độ cần thiết cho xuân hoá 15 - 18oC trong vòng 15 - 20 ngày.
Vỏ hạt cà rốt có lớp lông cứng, khó thấm nước. Trong phôi chứa hàm lượng lipit cao nên hạt cà rốt rất khó nảy mầm. Tỷ lệ này mầm cao nhất đạt 70%.
Cà rốt là cây chịu lạnh. Ở nhiệt độ 8oC hạt có thể nảy mầm sau 20 - 25 ngày, còn ở nhiệt độ thích hợp 20-25oC nảy mầm sau 5 - 7 ngày.
Nhiệt độ trung bình cho cây sinh trưởng và hình thành củ 20 - 22oC. Ở nhiệt độ 25oC củ phát triển yếu, hàm lượng vitamin A giảm.
Cà rốt cần có ánh sáng ngày dài. Ở điều kiện ngày ngắn (dưới 10 giờ chiếu sáng) không những cây kém phát triển mà năng suất giảm so với điều kiện cần thiết (trên 12 giờ chiếu sáng/ngày). Ở giai đoạn cây con, cây cần cường độ ánh sáng mạnh. Vì vậy, khi ở giai đoạn này, cần làm sạch cỏ trên luống để tập trung ánh sáng cho cây.
Chế độ nước cho cà rốt tương đối khắt khe. Thiếu nước củ sẽ nhỏ, nhánh phân nhiều. Nếu độ ẩm đất quá cao, củ dễ bị bệnh và bị nứt cũng làm giảm chất lượng sản phẩm. Độ ẩm đất thích hợp 60 - 70%. Là cây rễ củ nên cà rốt yêu cầu đất tơi xốp, nhiều mùn. Đất có thành phần cơ giới nặng, củ bị ngắn và cũng bị phân nhánh.
Phân hữu cơ sinh học Better có tác dụng tốt trong việc hình thành củ to thẳng, chất lượng. Cà rốt rất mẫn cảm với phân đạm. Bón đạm quá liều, thân lá phát triển mạnh, rễ củ lớn chậm, củ nhỏ, chất lượng kém.
Hiện nay có một số giống cà rốt đang trồng phổ biến:
+ Giống địa phương: chủ yếu là giống Đà Lạt, có thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày. Củ dài 18 - 22 cm, đường kính củ 2,5 - 3 cm, màu đỏ nhạt. Năng suất trung bình 20 - 25 tấn/ha.
+ Các giống nhập nội của hãng Vilmorin (Pháp): Nantaise, Seamllienê, Tim-Tom... là các giống có củ to, kích thước 22 - 25 x 3 - 3,5cm, dài ngày, có tiềm năng năng suất cao.
1. Thời vụ
Ở các tỉnh phía Bắc và miền trung cà rốt có thể gieo các thời vụ sau:
- Sớm: gieo tháng 7 - 8, thu hoạch tháng 10 - 11.
- Chính vụ: gieo tháng 9 - 10, thu hoạch tháng 12 đến tháng giêng năm sau.
- Muộn: gieo tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 4 - 5. Ở Đà Lạt, cà rốt gieo cuối mùa mưa (tháng 10 -11), thu hoạch tháng 1 - 2.
2. Làm đất, bón phân, gieo hạt
Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, lên luống ruộng 1,2m, cao 0,2m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống, rải phân đều mặt luống, trộn đảo kỹ và lấp một lần đất mỏng lên trên.
Lượng phân bón cho 1 hecta như sau:
Phân Hữu cơ sinh học Better HG 01: 3 tấn/1000m2.
Phân Better NPK 12-12-17-9+TE 100 kg/1000m2.
Toàn bộ số phân trên dùng để bón lót. Rất hạn chế bón thúc vì bộ phận ăn được của cà rốt là củ (rễ phình) sẽ là nơi tích luỹ NO3 lớn nhất nếu bón phân không cân đối và kéo dài.
Cà rốt để liền chân, gieo vãi hạt trên mặt luống với lượng 3 - 4 kg/ha. Do hạt cà rốt khó thấm nước, khó nảy mầm nên trước khi gieo cần ủ thúc. Chà xát nhẹ cho gãy hết lớp lông cứng rồi ủ với mùn mục, tưới giữ ẩm trong 2 - 3 ngày sau đó rắc đều hạt trên mặt luống. Rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm đều mỗi ngày một lần trước khi cây mọc. Để dễ chăm sóc, nên gieo thành hàng ngang luống với khoảng cách hàng 20 cm. Khi cây mọc đều, tỉa bớt cây xấu, kết hợp xới vun, nhặt cỏ cho cây.
3. Chăm sóc
Thời kỳ cây con (chưa hình thành rễ củ) cần luôn giữ ruộng sạch cỏ). Giữ ẩm đều cho cây (3 ngày tưới một lần), hạn chế tưới rãnh.
Nếu cây xấu có thể hoà 3 - 4 kg đạm urê + 2 kg kali tưới cho cây trước giai đoạn phình củ, hoặc sử dụng phân bón lá Better KNO3.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu trên cà rốt có sâu xám, sâu khoang và rệp. Với sâu xám, sâu khoang chủ yếu bắt bằng tay. Nếu mật độ sâu khoang nhiều có thể dùng Trebon 10 EC hoặc Sherpa 25 EC phun với lượng 0,05%.
Đối với rệp dùng HCD 2 - 4%. Bệnh thối đen (Alternaria radicirima M.P.et all.) và thối khô (Pronarostrupii) ở trên thân, lá, củ. Trong các trường hợp này cần áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp là chủ yếu.
5. Thu hoạch
Khi các lá phía dưới vàng, lá non ngừng sinh trưởng và đủ thời gian sinh trưởng của giống thì thu hoạch. Nhổ củ rửa thật sạch bằng nước sạch để cả lá chuyển về trước khi giao hàng.
>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Hành tím