Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng cây Trúc Liễu

Trúc liễu là cây lấy gỗ, chi Liễu, họ Liễu (Salicaceae), là tổ hợp lai giữa các loài Liễu và Trúc của Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, dựa vào công nghệ sinh học trình độ cao, mang tính đột phá lớn. Cây phát triển nhanh, cho thu hoặc sớm. Trúc liễu có tiềm lực phát trưởng cực mạnh, cao trên 20m. Vỏ cây non màu xanh, trơn nhẵn, ưu thế phát triển ngọn mạnh, khả năng phát triển chồi nách tốt.

Góc cành với thân chính 30-450. Tán hình tháp, phân cành đều. Lá hình mác, lá đơn mọc xen kẽ, phiến là dài 15-22 cm, rộng 3,5-6,2 cm, ngọn lá dài, nhọn dần, mép lá có răng cưa nhỏ và rõ, mặt trên phiến lá màu xanh, mặt dưới màu trắng tro, cuống lá hơi đỏ, ngắn.

Kỹ thuật trồng cây Trúc Liễu

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây Trúc liễu từ người trồng: 

"Mình nghe thông tin nói cây Trúc liễu mỹ là giống cây mới, có khả năng phát triển nhanh, cho thu hoạch sớm. Nhưng vì cây này mới nên có rất ít thông tin liên quan. Mọi người ai tìm hiểu về cây này rồi chia sẻ cho mình ít kinh nghiệm với." - Anh Vũ Văn Lâm chia sẻ

"Theo tôi tìm hiểu thì cây Trúc liễu hiện nay chỉ mới được trồng thử nghiệm ở quy mô diện tích nhỏ, nhưng cũng có một vài hộ gia đình đang tìm hiểu để mở rộng diện tích giống cây này. Cây trúc liễu là tổ hợp lai giữa các loài Liễu và Trúc của Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, dựa vào công nghệ sinh học trình độ cao. Nhìn chung cây có ưu điểm là tốc độ sinh trưởng nhanh, mật độ trồng dày và có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường, thổ nhưỡng khác nhau, vì vậy cho năng suất thu hoạch cao và giá trị kinh tế lớn. Thông tin tôi cũng chỉ mới tham khảo chứ mình cũng chưa trồng cây này, tuy vậy cũng thấy rất hay và khả quan, nếu thật như những gì thông tin giới thiệu về cây Trúc liễu, tôi cũng muốn ươm giống trồng thử." - Anh Nguyễn Đình Tiến chia sẻ

Kỹ thuật trồng cây Trúc liễu được chia sẻ từ Agriviet: "Trúc liễu sinh thái"

1/ Kỹ thuật sản xuất hom giống Trúc liễu

Hom giống tốt phải có bộ rễ phát triển, hồi cây nhanh, sau khi trồng sớm ra rễ, sinh trưởng nhanh, thích ứng tốt với điều kiện lập địa, có sức đề kháng cao với cỏ dại, khô hạn, sương giá, sâu bệnh gây hại, sinh trưởng phát triển nhanh, đạt yêu cầu cao sản.

1.1/ Lựa chọn vườn ươm và làm đất

Chọn vườn ươm:

Nên chọn vườn ươm có đất thịt pha, tầng đất dày, màu mỡ, đủ ánh sáng, bằng phẳng. Ở nơi mưa nhiều cần có hệ thống tiêu thoát nước tốt. Vườn ươm nên ở gần nơi trồng rừng, để cây cọn vận chuyển đỡ mất nước, tỷ lệ sống cao và giảm chi phí vận chuyển.

Làm đất

Cày bừa đất kỹ, sâu 30-40cm, san phẳng, tơi xốp để thuận tiện việc giâm hom và cây con phát triển.

Vườn ươm cần được bón phân hữu cơ sau khi cày lật, rồi bừa vụn. Nếu bón phân khoáng thì bón trước khi cày.

Ở vùng nước nhiều, cần lên luống để dễ thoát nước và thoáng khí.

1.2/ Cắm hom giâm

Thời vụ: Vào đầu xuân, khi trời ấm trên 100C, thì giâm hom.

Quy cách và xử lý hom

Sử dụng cành 1 năm tuổi đã rụng lá, khỏe, mập, không sâu bệnh cắt thành từng đoạn dài 10-15cm, miệng cắt phẳng, cách mầm ngọn 1cm. Mỗi hom có 3-4 chồi. Hom ngâm nước 3 ngày, cứ 24 giờ thay nước 1 lần. Sử dụng chất kích thích ra rễ như ABT để ngâm gốc hom.

Mật độ cắm hom

Khoảng cách trồng 25-30 x 40cm, mật độ 90.000-100.000 hom/ha

Phương pháp cắm hom

Khi cắm hom thì mầm hướng lên phía trên, hom cắm thẳng hoặc hơi nghiêng, độ sâu vừa phải để khi tưới nước xong thì mầm đầu tiên nhô lên, đảm bảo hom tiếp xúc đất đầy đủ. Hom to, nhỏ được phân loại để trồng. Sau khi trồng cần phủ đất, cỏ, rác để nâng cao tỷ lệ sống. Sau khi cắm hom, chồi trên cây phình to nhanh, nứt ra, sớm mọc thành một cành mới, có khi chồi lặn ở phía dưới cũng nảy lộc. Chỗ vết cắt, có thể nảy chồi bất định, mọc ra nhiều cành. Khi cành non dài 10 – 20cm, mỗi cây chỉ giữ lại một cành tốt nhất, còn các chồi khác nên ngắt hết, theo nguyên tắc chung là: “giữ dưới, ngắt trên; giữ thẳng, ngắt nghiêng; giữ mập, ngắt nhỏ; giữ dài, ngắt ngắn; giữ khoẻ, ngắt yếu”.

1.3/ Sản xuất hom quy mô công nghiệp

Đặc trưng công nghệ sử dụng

Công nghệ gây giống kiểu công nghiệp là dạng công nghệ sản xuất giống nhanh với giá thể điện từ, tiến hành trong điều kiện môi trường nhân tạo điều khiển nước, ánh sáng, không khí, sử dụng cành non hoặc cành nửa gỗ hóa, sử dụng thiết bị kiểm soát thông minh, điện tử diệt khuẩn, thiết bị thám trắc chiếu sáng và nước, thiết bị ươm có giá thể là đá trân châu không dùng đất, thiết bị bơm CO2.

Ưu thế công nghệ mới

Vật liệu sử dụng ra rễ nhanh, thời gian mọc rễ chỉ 3 ngày, Trúc Liễu cắm hom ra rễ, chỉ cần 7 ngày.

Nguyên vật liệu sử dụng rất phong phú, có thể sử dụng cành mới mọc ra của Trúc Liễu chưa đầy 1 năm tuổi, còn trên các cây 1 – 2 năm tuổi, có thể thu được nhiều vật liệu, còn sử dụng hom giâm chỉ có thể dùng cành Trúc Liễu có 1 năm thành thục hoặc dùng thân chính để nhân giống, từ đó nâng cao hệ số nhân giống.

Trồng Trúc Liễu dùng hom giống nhân nhanh, ra rễ nhanh, rễ phát triển tốt, hồi sức nhanh, sau ra ngôi 1 năm, chiều cao cây và đường kính thân đuổi kịp công nghệ giâm hom và thân chính cắm làm giống.

Công nghệ nhân giống cành non

Chọn vật liệu:

Sử dụng cây mẹ Trúc Liễu 1 – 2 năm tuổi không sâu bệnh, không lấy sớm quá vì dễ hư thối, nhưng lấy muộn quá thì hàm lượng chất kích thích trong Trúc Liễu suy giảm, dễ mất nước. Thu thập vật liệu vào sáng sớm hàng ngày, tránh lấy vào buổi trưa. Sau khi thu thập xong, phải khử trùng kịp thời, rồi ngâm nước để hoạt hoá vật liệu nhân giống.

Quy cách vật liệu

Lấy cành mới mọc trong năm, dài 8 – 10cm, mỗi đơn vị vật liệu có 2 – 3 lá, lá trên cây cách miệng trên 1cm, miệng gọt phẳng, miệng đều cắt vát 450, trơn nhẵn, miệng phải đều, phải ở dưới lá và chồi nách, vì ở bộ phận này, vật chất nội nguyên và dinh dưỡng đẩy đủ nhất.

Xử lý vật liệu

Dùng Đa khuẩn linh 50% pha 1.000 lần để ngâm vật liệu nửa phút, sau đó dùng bột kích thích rễ ABT để xử lí gốc, nồng độ 50 – 200ppm trong 12 – 24 giờ, hoặc nồng độ 500 – 1.000 ppm trong vài giây.

Sau đó đặt vào giá thể, sâu 2 – 3cm, không để vật liệu đổ ngã.

Chăm sóc

Trước khi gốc vật liệu hình thành mô sẹo, giữ độ ẩm giá thể và độ ẩm không khí 80 – 90%, sau khi hình thành mô sẹo, độ ẩm môi trường giảm còn 40% - 50%, giữ cho lá không mất nước và có đủ ánh sáng.

Khi vật liệu ra rễ, tạo môi trường thông thoáng, không chế độ ẩm, xúc tiến ra rễ. Trước khi ra ngôi, phun 0,3% Ure, 0,2% KH2PO4 hoặc chất kích thích sinh trưởng, nâng cao khả năng đề kháng của hom giống, tăng tỉ lệ sống sau khi ra ngôi.

1.4/ Chăm sóc vườn giống

Xới xáo, trừ cỏ:

Sau khi cây con đội thổ hoặc ra chồi, phải dùng lao đông thủ công để nhổ cỏ, không được dùng thuốc trừ cỏ, vì cây Trúc Liễu non kị thuốc trừ cỏ. Tưới ẩm sau 3 – 5 ngày, đất ráo nước thì xới xáo để giữ ẩm.

Chăm bón

Nếu độ ẩm đất dưới 40% cần phun tưới ẩm. Tuỳ tình hình phát triển của cây giống, bón phân 3 – 4 lần. Sau khi cây xòe lá, cần bón thúc. Sau khi cây con bước vào thời kì tăng tốc sinh trưởng, bón thúc ure và bón thêm phân kali.

Phòng trừ sâu bệnh

Khi trời mưa nhiều, râm, độ ẩm cao, phun 0,5% Booc đô để diệt bệnh nấm mốc. Nếu có sâu cắn lá, phải diệt trừ kịp thời.

2/ Kỹ thuật gây trồng và chăm sóc rừng Trúc Liễu

2.1/ Chọn đất trồng rừng

Đất trồng Trúc Liễu nói chung cần tơi xốp, tầng đất dày, độ phì tốt. Điều kiện đất tốt nhất đối với Trúc Liễu là đất có độ dầy lớp đất màu 70 – 100 cm.

Trúc Liễu ưa ẩm ướt. Điều kiện lập địa tốt nhất là mực nước ngầm 0,8 – 2m. Ở vùng, đất mặn, phèn, yêu cầu đất có độ pH < 8,5, độ mặn dưới 8‰.

2.2/ Thời vụ trồng rừng

Bắt đầu trồng khi nhiệt độ ổn định trên 100C, tốt nhất là trước khi nẩy chồi 1 tuần. Trồng sớm quá, khó ra rễ, cây con chịu ảnh hưởng của rét lạnh, tỉ lệ sống thấp. Trồng muộn quá, cây con đã nẩy chồi, xòe lá, hút nước của rễ chưa hồi phục, ảnh hưởng đến phát triển chồi và tỉ lệ sống, nói chung nên trồng vào tháng 3-4.

2.3/ Cách gây rừng

Làm đất

Trên đất có độ dốc thấp nên cày lật toàn phần. Trên đất có độ dốc lớn, nên làm ruộng bậc thang để trồng.

Mật độ

Mật độ trồng phải dựa vào điều kiện địa hình, độ phì nhiêu của đất và mục tiêu của rừng trồng.

Dựa vào mục đích kinh doanh, mật độ trồng rừng như sau:

+ Sản xuất gỗ đường kính lớn, chu kỳ khai thác 5-6 năm, mật độ từ 2.000-5.000 cây/ha;

+ Sản xuất gỗ đường kính trung bình, chu kỳ khai thác 2-3 năm, mật độ 6.000-10.000 cây/ha;

+ Sản xuất gỗ nhỏ, chủ yếu để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, chu kỳ khai thác 1-2 năm, mật độ trồng 30.000-50.000 cây/ha;

+ Trồng rừng phân tán ven đường, quanh nhà, khoảng cách cây 1-2 m.

2.4/ Bảo hộ hom trước khi trồng rừng

Giâm hom

Sau khi đào hố, nếu chưa trồng được ngay thì phải giâm hom để hom giống không mất nước, tỷ lệ sống cao; nhưng thời gian giâm không quá dài.

Sử dụng cách đào rãnh, đặt hom từng cây hoặc bó cây vào rãnh, phủ 1 lớp đất để vùi rễ rồi nén chặt, nếu đất khô thì tưới ẩm.

Ngâm hom

Nếu gặp tình huống chưa trồng được vì khô hạn, thì đem hom ngâm nước trong hố, trên mặt có phủ ni lông, tưới thêm chút nước, và có thể bón thêm phân vô cơ.

2.5/ Phương pháp trồng

Có 3 cách trồng Trúc liễu: hom giâm, cắm cây và trồng hom cắt từ cành.

Trồng rừng bằng hom cành

Là cách trồng rừng bằng cách cắt hom từ cành để trồng, đó là cách trồng phổ biến nhất.

Trồng rừng bằng thân chính (cắm cây)

Dựa vào đặc tính dễ ra rễ, sử dụng thân chính, cây non, cành thô trực tiếp trồng rừng, tiết kiệm được công nhổ, vận chuyển, đào hố, trồng, tăng tỷ lệ sống. Cách làm như sau:

- Ngâm: đem cả thân bó thành từng bó ngâm vào nước hồ ao, ngâm nước sâu ½ cây. Ngâm nước ít nhất là 3 ngày, cho đến khi tầng vỏ ở gốc có mô sẹo là được.

Cây giống cho vào nước dễ nổi, có thể dùng đá đè gốc cây giống xuống nước.

- Đào hố: đầu xuân, vào tháng 3-4, đào hố sâu 60-80 cm đến 1 m.

- Cố định cây giống: khi cắm cây giống dùng bùn nhão chèn vào hố, có thể vừa chèn bùn vừa cắm cây giống hoặc sau khi chèn bùn, thì cắm cây giống, lắc nhẹ cây giống để cây giống bám chặt vào đất, sau đó rải đất vun chặt gốc

2.6/ Kỹ thuật trồng

Chọn cây giống

Chọn cây giống 1-2 năm tuổi, cao trên 4m, đường kính trên 3 cm, thân thẳng đứng, chồi ngọn mập, gỗ hoá cao, không sâu bệnh, không tổn thương cơ học, rễ phát triển tốt.

Bón lót

Chủ yếu là sử dụng phân hữu cơ, gồm phân chuồng, phân xanh, khô dầu và mùn hoai. Lượng bón lót cho 1 cây khoảng 20-30 g phân hữu cơ/cây, 0,5-1 kg supe lân, 0,1-0,2 kg kali, không sử dụng quá nhiều phân khoáng làm phân lót dễ làm cho nộng độ phân bón cục bộ quá cao. Khi sử dụng phân hoá học không để phân bón làm sót rễ, nên trộn đều vào đất và sau khi bón cần tưới nước làm loãng phân.

Phân lân nên bón lót, có tác dụng tốt đến việc ra rễ của cây, tốt nhất là dùng supe lân.

Nên sử dụng ít phân đạm vì phân đạm dễ bị rửa trôi theo nước tưới. Sunfat đạm bón quá nhiều dễ ảnh hưởng xấu đến việc hấp thu Ca, Mg của rễ.

Độ sâu khi trồng

Trúc liễu là cây rễ nông, rễ ngang và rễ chùm phân bố rộng, dài, độ dài lớn hơn rễ cái. Phần lớn bộ rễ nằm ở tầng đất mặt. Độ sâu trồng tuỳ thuộc điều kiện đất. Đất trũng trồng nông, 40-50 cm. Đất có mực nước ngầm thấp nên trồng sâu hơn, có thể 60-80 cm, tăng khả năng chống hạn.

Tưới nước

Đảm bảo tưới ẩm để tăng tỷ lệ sống. Khi định hình rễ, vun đất cao 2/3 cây, tưới ẩm, để rễ bám chặt vào đất. Sau khi vun đất, tưới thêm 1 lần.

đ. Vun đất

Chú ý vun đất để đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng để cây phát triển tốt. Cần sử dụng lớp đất mặt để vun đất giúp cây phát triển tốt.

Tỉa cành

Khi trồng bằng cây lớn, để giảm bớt tổn thất nước, nên ngắt hết cành nhánh. Để ngăn ngừa thân chính mọc nhiều cành nhánh, nên ngắt bớt cành nhánh tương đối lớn, giữ lại 5-10 cm, sau 1-2 năm, ngắt tiếp phần còn lại. Sau khi trồng xong, những cành nhánh dư thừa, có sâu bệnh cần tỉa bớt để giảm bớt thoát hơi nước.

>> Xem thêm: Giới thiệu về cây Trúc Liễu