Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng cây Gỗ Trắc Đỏ

Gỗ Trắc nói chung và Gỗ Trắc đỏ nói riêng là loại gỗ quý hiếm thường được sử dụng để chế tác những đồ gỗ mỹ nghệ có giá trị cao, bởi chất gỗ tốt, gỗ có hoa văn đẹp hơn nữa trong gỗ có chứa tinh dầu rất tốt cho sức khỏe. Gỗ Trắc ngoài việc chế tác thành tượng phật di lạc, bàn thờ, sập vụ, tủ, bàn ghế thì cũng có nhiều người sử dụng gỗ trắc để làm giường ngủ, tủ quần áo.

Chính vì vậy nhiều năm gần gây, các nhà vườn đã có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng mới Gỗ Trắc đỏ hoặc trồng xen kẽ rừng cây của mình để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Kỹ thuật trồng cây Gỗ Trắc Đỏ

Kinh nghiệm trồng cây Gỗ Trắc được chia sẻ từ người dân:

"Xin được tư vấn. Đất phát rẫy vùng triềng núi, dưới chân núi thì trồng cây gỗ trắc hay cẩm lai thích hợp hơn. Vùng đất tôi trồng chủ yếu để cây tự phát triển, không có nguồn nước tưới. Khí hậu miền trung (tỉnh Nghệ An) có thích hợp để trồng 2 loại cây này không. Làm thế nào để phân biệt được các loại giống cây trắc, các loại cây cẩm lai, chọn mua loại nào trồng tốt hơn." - kinh nghiem trong rung

"Theo tôi nghĩ, ở thửa đất như bạn nói thì nên trồng cây cẩm lai không nên trồng trắc vì cây trắc sức chịu hạn không tốt, khi mới trồng nếu không tưới thường xuyên cây sẽ chết, còn cẩm lai thì ngược lại, sức chịu hạn của cây cẩm lai rất bền, và để nhanh thu hoạch tôi khuyên bạn nên trồng cây cẩm lai indonesia là loại pháy triển mạnh nhất. Tôi mới trồng bữa đầu mùa mưa mà giờ đã cao gần 2 mét rồi. Mình góp ý theo kinh nghiệm của mình vậy thôi nhé." - Anh nguyenconghien chia sẻ

Kỹ thuật trồng cây Gỗ Trắc được chia sẻ từ Cây giống lâm nghiệp: "Hướng dẫn cách trồng cây Gỗ Trắc"

Gỗ Trắc đang là loại cây rất được ưa chuộng đối với bà con nhà vườn hiện nay, cây khá phù hợp để trồng thành rừng và trồng xen kẽ với những giống cây khác. Cây mang lại những lợi ích bất ngờ cho người trồng bởi cây khá dễ trồng lại không tốn công chăm sóc, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để có một vườn gỗ trắc sinh trưởng và phát triển xanh tốt, không sâu bệnh như kỳ vọng thì bà con nhà vườn cần phải lưu ý cách trồng cây gỗ trắc cho đúng kỹ thuật.

Chuẩn bị giống gỗ trắc khỏe mạnh

Bằng nhiều cách khác nhau bà con nhà vườn có thể nhân giống để tạo ra cây con. Bà con có thể nhân giống từ hạt hoặc cành giâm, chiết. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu ở nước ta thì việc nhân giống bằng chiết hoặc giâm cành phổ biến hơn vì khả năng hình thành hạt không cao.

Gieo hạt: bà con nên đặt mua hạt giống ở những vườn ươm uy tín chọn loại quả già, khô đem đi phơi để tách hạt khỏi quả. Sau đó tiến hành ngâm trong nước ở nhiệt độ 54°C có một chút muối ăn (3-5%) để loại bỏ hạt lép, lửng. Bà con ngâm tiếp trong nước sạch từ 4-5 giờ đồng hồ, vớt ra, ủ hạt ở nơi ấm, khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Đất gieo hạt chỉ cần nhỏ mịn vì hạt nhỏ. Độ sâu gieo hạt 0,5-1 cm. Gieo xong nên ủ rơm rạ mục lên mặt luống gieo. Tiến hành tưới nước thường xuyên để hạt mọc thành cây con.

Chuẩn bị giống gỗ trắc khỏe mạnh

Chiết cành hoặc giâm cành: Khi chiết cành chọn những cành có đường kính 0,6-1 cm chiết vào tháng 9-10 hàng năm và khoảng tháng 2-3 năm sau có thể cắt cành chiết đem vô. Còn đối với cành giâm chọn cành bánh tẻ, các lá khô còn bám trên cành không nhiều. Giâm các cành này vào tiết đông chí hàng năm, vào khoảng tháng 12. Sử dụng các chất kích thích ra rễ có thể đạt tỉ lệ thành công cao hơn, từ 70-80%.

Mua cây giống ở vườn ươm Gia Nguyễn: Bà con nếu không muốn mất thời gian cho việc chuẩn bị cây giống đạt yêu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về kích thước và số lượng cây gỗ trắc giống phù hợp. Chúng tôi cam kết về chất lượng cây giống, độ khỏe mạnh, tán đều xanh tốt, bầu đất chắc chắn không bị vỡ…luôn có sẵn số lượng lớn cây giống để đáp ứng mọi nhu cầu của bà con nhà vườn

Hướng dẫn cách trồng cây Gỗ trắc

Sau khi đã chuẩn bị được cây giống gỗ trắc bà con nhà vườn tiến hành trồng cây. Bà con nên chọn đất có thành phần trung bình hoặc hơi nặng để trồng. Cây gỗ Trắc có thể trồng trên nền đất thịt sét, đất thịt pha cát; không nên trồng trên đất cát sỏi do khả năng giữ nước kém.

Bà con nên trồng cây con cùng với bầu đất, lấp đất đến cổ rễ của cây, nén nhẹ xung quanh gốc và tưới ẩm cho đất từ từ ít một từ ngoài vào trong, từ trên ngọn xuống dưới để đất không bị váng, cây chóng bén rễ.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt bà con cần bón lót cho đất trước khi trồng cây, nhất là trồng trong bồn, chậu. Thời kỳ đầu cây con thường sinh trưởng chậm vì vậy cần chú ý tưới nước, làm cỏ cho cây. Khi cây đạt chiều cao 3-5 cm thì có thể tưới ít lần hơn và tưới thúc cho cây bằng phân loãng.

Bà con cần chú ý khi cây ra các cành lộc non cần giữ cho khỏi gãy vì các cành này mềm, giòn, dễ gãy. Nếu có sâu cuốn lá hại trên các lá có thể bắt bỏ bằng tay hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và cấy tạo trầm hương