Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng bí Đao xanh

Cây bí đao hay còn gọi là bí xanh là một loại rau ăn quả cho năng suất cao, lợi nhuận lớn, kỹ thuật trồng cây lại không quá khó nên loại cây này được người dân trồng ở nhiều nơi. Xin giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này.

Cây bí xanh là cây rau thuộc họ bầu bí có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh rất tốt, trồng bí xanh ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật nên sản xuất bí xanh được coi là sản phẩm sạch.

Kỹ thuật trồng bí đao xanh

Cách trồng và cách chăm sóc cây bí được chia sẻ từ bà con nông dân:

"Cây bí xanh phù hợp với vụ đông, có thời gian sinh trưởng từ khoảng trên 90 ngày; cùi dày, ruột đặc, ít hạt; chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, có năng suất và chất lượng ổn định, giá trị kinh tế cao." - Anh Tuyên chia sẻ

"Khi cây có 2-3 lá thật, xới phá váng, kết hợp bón thúc, vun nhẹ cho cây. Bón thúc lần 2 cây có bắt đầu ngả ngọn bò hoặc leo giàn, xới rộng, sâu kết hợp bón thúc 25% đạm + 25% kali cho cây. Bón thúc lần 3 khi đậu quả rộ bón nốt lượng phân còn lại." - Chị Lụa chia sẻ

Kỹ thuật và chăm sóc cây bí đao được chia sẻ từ Hiếu Ginag Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây bí đao (bí xanh)"

Thuận lợi:

- Có thể trồng được trên đất lúa vừa chuyển đổi. Tùy theo khả năng về vốn và kỹ thuật có thể trồng trên giàn - cho năng suất cao, hoặc trồng bò trên đất - cho năng suất thấp hơn nhưng không đầu tư lớn.

- Có thể lấy giống địa phương hoặc mua giống của các công ty Đông Tây, Trang Nông, công ty Giống cây trồng TP, Cty CP Giống CT Miền Nam,…

- Về sử dụng: Ngoài làm rau ăn, có thể dùng cho chế biến như làm trà bí đao nhưng giá thấp hơn.

Khó khăn:

- Không chịu được ngập úng, do vậy phải chuẩn bị hệ thống thoát nước nội đồng tốt. Bí đao rất cần nước, nên phải chuẩn bị đủ nguồn nước tưới để cây cho năng suất cao.

Trên chân đất chua phải bón vôi và lân cải tạo đất. pH đất thích hợp: 7 - 8, đầu tư nhiều phân hữu cơ giai đoạn đầu để có năng suất cao.

Kỹ thuật canh tác:

1/ Thời vụ: Có thể trồng được quanh năm. Vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn vụ mưa.

2/ Mật độ khoảng cách:

- Trồng giàn: Liếp rộng 0,8 - 0,9 m, tim liếp này cách tim liếp kia 2 - 3 m, liếp cao 30 - 40 cm (tùy mùa vụ và mực thủy cấp nông sâu). Trồng 01 hàng, cây cách cây: 80 - 100 cm. Mật độ: 5.000 - 6.000 cây/ha

- Trồng bò trên đất: Liếp rộng 3 - 3,5 m, trồng 2 hàng, cây cách cây trên hàng 50 cm. Cách này chỉ trồng trong mùa nắng.

3/ Giống:

Có thể sử dụng của các công ty giống: Tân Đông Tây, Trang Nông, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Cty Giống TP. Lượng giống cần cho 1ha là 300 - 400 g.

4/ Phân bón:

* Lượng phân bón cho 1 ha:

Phân chuồng: 30tấn

Phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01: 300 – 500kg.

Phân Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE : 400 kg

Phân Hiếu Gaing Better NPK 12-12-17-9+TE : 150 kg

- Bón lót: Bón 2/3 phân chuồng + toàn bộ phân hữu cơ Better HG 01
- Bón thúc: Có thể chia đều lượng phân và ½ bánh dầu còn lại thành 5 - 10 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi. Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá Better KN03 theo nồng độ ghi trên nhãn.

5/ Chăm sóc:

- Trồng dặm: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

- Tưới nước: Bí đao rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, nên chú y cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 - 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

- Đôn dây: Khi dây bí dài >1,5 m, tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân bò hoai còn lại, cách này giúp cho rễ bất định phát triển, dây bí cho trái bền. Khi bí bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây và cho bí leo lên giàn hoặc bò trên đất.

- Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đổ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.

- Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái.

- Với bí trồng bò đất, sửa dây bò vào trong luống và dây phân bố đều.

- Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

- Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

6/ Phòng trừ sâu bệnh: Một số sâu bệnh hại chính trên bí đao:

- Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Diaphos 10H, Basudin 10H lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rải quanh gốc.

- Sâu xanh: Sherpa, Cyperan, Sumicidin, Delphin, Biocin, Netoxin phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.

- Nhóm chích hút : Bọ trĩ, rầy xanh, nhện : Sagomycin, Actara, Confidor, Supracide, Mospilan, Sherzol, Netoxin, SagoSuper theo nồng độ khuyến cáo

- Sâu vẽ bùa: Neem, Ofunack, Triggard, SK99, Fenbis, Dragon vào lúc sáng sớm

- Bệnh sương mai: Mancozeb, Carbendazim, Carbenzim, Thio-M, Mexyl-MZ phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện.

Chú ý, sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.

7/ Thu hoạch: Khoảng 45 - 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây hành lá xanh tốt, năng suất cao