Để nho được trồng trên sân thượng tại nhà sai quả, cần ứng dụng đúng kỹ thuật trồng nho
Trồng nho tại nhà, trồng nho trên sân thượng trước nay vẫn có rất nhiều gia đình đã làm, nhưng chủ yếu cây chỉ cho bóng râm chứ không có quả, hoặc cho rất ít. Để nho trồng tại nhà có thể cho quả sai trĩu mọng, cần phải áp dụng đúng kỹ thuật trồng, một số ý kiến chia sẻ của người trồng nho tại nhà thành công:
“Gia đình tôi trồng khá nhiều loại rau, từ rau ăn lá cho đến rau ăn quả như mướp, dưa chuột,... Đặc biệt, giàn mướp ra rất nhiều quả gia đình tôi ngày nào cũng hái ăn mà không hết, mướp già toàn phải hái bỏ. Thế nên, tôi chuyển bớt một phần diện tích sân thượng sang trồng nho”, anh Phạm Đăng Khoa chia sẻ.
“Giàn thì hàn bằng khung ống tuýp nước (bằng thép mạ kẽm), dùng dây điện thoại để chăng dây cho nho leo”, anh Khoa nói.
Bạn và gia đình rất thích ăn nho và thích trồng cây, gia đình bạn có một khoảnh đất rất thích hợp để trồng, bạn có thể tham khảo cách trồng nho dưới đây để "tậu" cho mình một vườn nho mini tại nhà nhé!
Kinh nghiệm trồng nho tại nhà được chia sẻ từ Trồng rau tại nhà: "Cách trồng nho làm giàn trên sân thượng"
Nho là một trong những loại cây được rất nhiều chị em yêu thích làm vườn ưa chuộng.
Giống nho
Đầu tiên ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số giống nho tại Việt Nam: Nhỏ ngón tay,nhỏ chuỗi ngọc,nhỏ rừng..ngoài ra còn có nhớ Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal … dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng chế biến rượu.
Thời vụ thích hợp trồng nho
Ta nên trồng nho vào tháng 11, 12, tháng 1 dương lịch. Tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc.
Đất trồng nho
Loại đất thích hợp trồng nho là đất pha cát, pH = 5,5 – 7,5, vị trí đất cao không bị ngập úng, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt. Đất phải tơi xốp và được bón phân hữu cơ.
Mật độ trồng
Tùy theo diện tích sân thượng cũng như chu cầu mà bạn sẽ có mật độ trồng nho khác nhau. Ta trồng cách cây 1,5 – 2m. Mật độ 200 – 266 cây/ha.
Trước khi đặt gốc nho, chúng ta nên bón 8-10kg phân hữu cơ (NPK) cho một gốc.
Làm giàn cho nho có thể leo phát triển
Ta có thể hàn khung sắt trên sân thượng để làm giàn treo cho cây nho. Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai – cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng. Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối,...
1. Cắt cành cho cây
-Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm.
Có nhiều người thắc mắc không biết nên cách cành và tạo tán cho cây nho thế nào. Xin chia sẻ là cây nho cần được cắt cành mới có thể ra hoa kết quả. Các bạn nhớ 2 điểm quan trọng khi cắt cành nho:
- Trước khi cắt cành ta phải đảm bảo cho cây ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đó là thời kỳ cây đang sung mãn nhất. Tiêu chuẩn để 1 cành nho được cắt là đường kính chỗ cắt phải tương đương cây bút chì HB có đượm tí màu nâu gỗ mới đủ già, mạnh để nho có thể nảy chồi tốt.
- Sau khi cát cành nho xong, ta tuốt bỏ hết là cây để cây nho chỉ dồn nhựa nuôi mầm mới và chồi hoa. Nếu bạn không tuốt lá cho cây thì cây nho sẽ không sinh nhánh hoa -quả.
Cordon (cành rẽ 2 nhánh): cắt cành tạo cordon dưới sát giàn.
Cordon: có thể cắt cành tạo cordon cách dưới giàn xa hơn tí chút.
Chỗ cắt cành sẽ nảy cành non mang quả sau này.
2. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Ta cần chuẩn bị:
+ 3 lọ 10cc: dùng để phòng trừ hầu hết các bệnh về nấm gây hại cho nho.(thuốc có tính nội hấp-lưu dẫn bên trong lá,thân cây non ) như : thán thư, mốc sương, phấn trắng, rỉ sắt…Cách dùng: dùng 10 giọt của mỗi lọ pha vào 1 lit nước (tổng cộng 30 giọt từ 3 lọ thuốc) để phun toàn bộ lá, thân, gốc cây. Có thể pha hỗn hợp 3 loại thuốc phòng – trị bệnh nấm nho trên đây, cùng với 1 nắp (5cc) phân nước humate để phun cây.
+Lọ phân nước humate dùng để phun cho lá,thân hoặc tưới gốc nuôi dưỡng cây. Tỷ lệ: 1 nắp chai (5cc) pha với 1lit nước để dùng tưới gốc hoặc phun lá cây.
+ Lọ phân bột siêu dưỡng rễ, tạo nhựa nuôi mắt ghép: dùng phun lá hoặc tưới gốc dưỡng cây. Tỷ lệ: 1 nắp chai (5cc) pha với 3 – 5 lít nước để tưới gốc.
Dùng thuốc để phòng nấm bệnh cây nho: phun đều đặn mỗi tuần/lần.
Cây đã có biểu hiện bệnh
Khi cây đã có dấu hiệu biểu hiện bệnh trên nho ta tiến hành phun thuốc trị bệnh: Mỗi tuần 2 lần, mỗi lần liền 2 ngày, cách 3 – 4 ngày sau lại phun tiếp, liên tục trong 2 ngày(để thuốc có thời gian nội hấp – lưu dẫn bên trong cây)…Khi mà thấy cây có biểu hiện bệnh ta tiếp tục quy trình phun thuốc cách thời gian đến khi khỏi bệnh.
Các bệnh như mốc sương,rỉ sắt phấn trừng…rất có hại cho nho ta có thể dùng thuốc (3 loại pha chung như trên) phun phòng & trị dễ dàng, không khó.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng dưa chuột sạch tại nhà
Bệnh do nầm không chỉ có tác hại cho nho mà còn gây hại cho nhiều loại cây trồng khác trong vườn nếu như ta không phòng trừ diệt triệt để. Đây là loại bệnh nguy hiểm nhất trong các loại bệnh hại từ tác nhân nấm: bùng phát nhanh, lây lan nhanh, phá hoại lá, thân non, quả của cây rất nghiêm trọng. cần phun thuốc phòng ngừa trước, nhất là vào mùa mưa, hoặc môi trường trồng nào có ẩm độ cao…Nếu đợi khi bệnh đă ngấm sâu vào cây sẽ rất khó trị khỏi.