Nông Nghiệp Nhanh

Hướng dẫn nuôi chim chào mào chi tiết nhất

Chim chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt Nam. Đối với những ai yêu thích nuôi chim cảnh, chào mào là loài chim được yêu thích nhiều nhất. Nhưng làm sao để có thể nuôi chim chào mào một cách tốt nhất, cho chim hót hay và ít bị bệnh tật thì những người mới nuôi chim thường không biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chim chào mào chi tiết nhất.

Đầu tiên chúng tôi xin giới thiệu đến bạn top 6 dòng chào mào quý hiếm đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam:

Mỗi loài chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Trong đó chim chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt Nam. Dưới đây là 6 dòng chim chào mào quý hiếm và dân chơi chim chào nào yêu thích nhất.

Kinh nghiệm, cách nuôi chim chào mào được người nuôi chim chia sẻ:

"Chào các anh chị, em xin kể chuyện tình buồn của em với chim chào mào. Chuyện kể rằng: Tháng trước em có đi mua một em chào mào xinh xắn, cũng khoảng gần 3 tháng, em nó khá dạn, không nhát. Em mang về nuôi thì cũng có cái lồng, nhưng chủ yếu em thả ra ngoài cho nó tập bay, nuôi được mấy hôm thì nó thay lông, rồi tập bay, nó bay tới bay lui, chạy tới chạy lui rồi cũng về với em. Tình cảm của em với nó sâu đậm lắm. Rồi một ngày kia, sáng thức giấc em thấy nó không ổn, nó không còn hót nữa, không ăn không uống, mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng em nó vẫn chia tay em. Đây là em chào mào đầu tiên em nuôi nên có lẽ vì em không có kinh nghiệm nên đã không chăm sóc tốt cho nó. Có lẽ tại cái lồng của em nó em không trùm lại để nó bị lạnh, cũng có thể vì em cho nó ăn uống không đúng cách." - anh Quang chia sẻ

"Nghe anh kể, tôi nghĩ đúng là do anh nuôi sai kỹ thuật quá rồi nên mới dẫn đến tình trạng đau lòng như vậy. Thôi lỡ rồi đừng buồn nữa, lần sau có nuôi thì nên tìm hiểu, hỏi han kỹ kinh nghiệm nuôi rồi chăm cho đàng hoàng, đừng để phải chia tay như câu chuyện trên của anh." - Anh Duy chia sẻ

"Chào mào trong giai đoạn này cần được chăm sóc kỹ, nhất là không được để bị lạnh, bị gió, lồng cần được trùm kỹ vào buổi tối. Khi ăn không được cho ăn quá nhiều, không được để thừa trong lồng. Nếu bạn muốn nuôi chào mào lại, nên cố gắng chăm sóc cho nó tốt hơn nhé." - Anh Tuancucu chia sẻ

Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi chào mào chi tiết từ Kỹ thuật nuôi trồng: "Cách nuôi chim chào mào"

Chào Mào (Passeriformes) gồm những loài chim có kích thước vừa phải. Thường sống thành đàn, khá đông và ầm ĩ. Chào mào các loại côn trùng và hoa quả. Tổ chim hình cốc, làm trong các bụi rậm và cành cây. Có tổng 41 loài (trong đó Việt Nam đã phát hiện 23 loài).

Hướng dẫn nuôi chim chào mào chi tiết nhất

1/ Chào mào mới bắt về:

Mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.

2/ Sau 3 tháng quân trường:

Nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ,... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.

3/ Chim thay lông, bắt đầu chế độ tập dợt

Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong.

Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển".

Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. Làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn.

Phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. Nhìn chim dữ thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. 

4/ Một số điểm lưu ý khi nuôi chim chào mào:

- Lồng: Bạn nên mua loại lồng cao, to hoặc loại lồng nhỡ mái bằng cũng đẹp. Đừng nuôi lồng quá bé kẻo chim ít được nhảy nhót sẽ yếu chân lâu dần chim kém hoạt bát và sẽ chết. Bạn mới nuôi lại nên theo mình bạn nuôi lồng vác thôi là hợp lí nhất.

- Thức ăn: Chào mào là loại dễ nuôi,ăn thức ăn đa dạng. Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào Chuối, táo, mướp khía, cà chua, đu đủ, bơ, xoài, cam…Những loại trái cây trên cần luân phiên thay đổi cho chim, mỗi loại chứa vitamin và hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm là hót rất hay.

- Chế độ chăm sóc:

+ Lúc nào bạn cũng nên cho đầy 2 cóng cám và 1 cóng nước, lồng phải vệ sinh hàng ngày, nước thay hàng ngày.

+ Hoa quả: Chào mào là loại thích ăn hoa quả chúng ăn rất nhiều loại: táo Tàu, dưa hấu, khế, chuối, ớt, đu đủ,... Nhưng loại quả mà chúng thích nhất là táo Tàu. Ngày nào bạn cũng nên có hoa quả cho chim ăn. 

+ Mồi tươi: Châu chấu, dế, sâu quy, giun,... thỉnh thoảng bạn nhớ cho chim ăn nhé.

+ Tắm táp:

Mùa hè: Ngày nào bạn cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần.

Mùa đông thì tuần tắm 1,2 lần thôi bạn nhớ pha thêm nước ấm nhé. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.

>> Xem thêm: 

Nhân giống chim chào chào, kỹ thuật nuôi chào mào sinh sản

Cách chăm sóc chim chào mào khi thay lông

Chế độ dinh dưỡng, thức ăn cho chào mào

Những bệnh thường gặp ở chim Chào mào

Phòng và trị bệnh cho chim Chào mào

Cách huấn luyện cho chim chào mào hót hay

Làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào