Nông Nghiệp Nhanh

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Súp lơ

Súp lơ xanh là một loại rau vụ đông có thị trường tiêu thụ tốt, đang được mở rộng diện tích trồng. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều hộ dân trồng loại rau này vẫn còn làm theo kinh nghiệm, theo thói quen nên hiệu quả chưa cao.

Đặc biệt trong thâm canh chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên năng suất, chất lượng, mẫu mã súp lơ chưa đạt yêu cầu, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Để nâng cao năng suất, chất lượng sup lơ, bà con nông dân cần nắm vững và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng cây súp lơ.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Súp lơ

Kinh nghiệm trồng cây súp lơ được bà con nông dân chia sẻ:

"Cây súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH = 6,0. Súp lơ cần lượng phân bón gấp đôi so với cây cải bắp, 70 - 75% lượng chất dinh dưỡng tập trung vào thời kỳ làm hoa. Vì thế, việc bón thúc cho súp lơ trong thời kỳ súp lơ gần ra hoa rất quan trọng." - Chị Thảo cho hay

"Sau khi gieo hạt, nên phủ lớp đất bột mỏng lên trên, tưới ướt đất, sau đó giữ ẩm liên tục trong 5 - 7 ngày đầu sau gieo (ngày tưới 2 lần); che nắng che mưa cho vườn ươm. Sau 25 ngày trồng ở vườn ươm, cây có thể đánh mang trồng ngoài ruộng sản xuất." - Anh Thái chia sẻ

Chia sẻ kỹ thuật trồng cây súp lơ từ Hiếu Giang Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây Súp lơ"

Súp lơ (Brasica cauliflora L.) là loại rau dễ tiêu thụ, giá bán tương đối cao nên được nhiều nông dân chọn trồng trong vụ đông. Bộ phận của cây súp lơ được làm thực phẩm là toàn bộ phần hoa chưa nở. Bộ phận này mềm, xốp nên không chịu được mưa nắng. Súp lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển kém hơn nhiều, ăn nông (ở lớp đất 10 – 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt động của bộ rễ chỉ 35 – 50 cm. Vì vậy, cây súp lơ chịu hạn, chịu nước kém.

Để giúp nông dân trồng súp lơ hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc loại rau này.

1/ Thời vụ

Súp lơ là loại cây chịu được lạnh, nhiệt độ thích hợp 15 – 180C.

- Vụ sớm: gieo tháng 7 – đầu tháng 8, trồng tháng 8 – 9. Vụ này nên sử dụng các giống chịu nhiệt, chín sớm.

- Vụ chính: gieo tháng 9 – 10, trồng tháng 10 – 11.

- Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào tháng 12. Vụ này không dùng giống chín sớm, nên sử dụng các giống chịu rét, chín muộn.

Tuổi cây giống súp lơ đem trồng tốt nhất có 4 – 5 lá thật. Trồng cây giống quá tuổi sẽ cho ngù hoa nhỏ, năng suất thấp.

2/ Làm đất và bón phân lót

Sau khi đất đã được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại thì lên luống rộng 0,9-1 m, cao 18-20 cm, rãnh rộng 25-30 cm. Vụ sớm làm luống cao, hình mui luyện; vụ chính và vụ muộn làm luống thấp và phẳng.

Bón phân lót cho 1000m2 như sau:

- Phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01: từ 1,5 - 2 tấn.

- Phân Better NPK 16-12-8-11+TE: 100kg

Trộn đều phân hữu cơ và NPK rồi bón theo hốc trồng là tốt nhất. Bón xong đảo đất cho đều.

3/ Mật độ trồng

Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50 cm hoặc 40 x 50 cm (mật độ 21.000 – 23.000 cây trên 1 ha). Đối với giống chín sớm và giống trung ngày trồng với mật độ dày hơn. Đối với các giống chín muộn và giống có bọ lá lớn thì mật độ trồng thưa hơn.

Tiêu chuẩn cây giống tốt: có 4-5 lá thật, cây to, mập, lá xanh, gốc đỏ, không bị dị hình.

4/ Chăm sóc

- Thời kỳ hồi xanh: Sau khi trồng phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên, tưới 1-2 lần/ngày tùy theo thời tiết. Kiểm tra đồng ruộng để kịp thời cấy dặm những cây bị chết. Sau trồng 10-15 ngày thì xới phá váng, xới sâu, xới rộng giúp đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.

- Thời kỳ chải lá: Tưới bằng phương pháp tưới rãnh, trung bình 7-10 ngày tưới 1 lần. Xới nông, vun đất vào gốc. Dùng 4-5 kg Better NPK 16-12-8-11+TE hòa nước tưới gốc cho 1000m2, tưới 2-3 lần, cách nhau 4-5 ngày để thúc cho cây nhanh phát triển. Cũng có thể bón khô cách gốc 7-10 cm, sau đó đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới nước hoà tan phân đạm.

- Thời kỳ ra ngù hoa, thu hoạch: Tiếp tục tưới nước, tưới thúc dùng 10kg 12-12-17-9+TE hòa nước tưới gốc khi cây đã có ngù hoa, trước khi thu hoạch ngừng tưới nước 1 tháng; sau đó cách 7-10 ngày, tưới thúc Better NPK 12-12-17-9+TE khoảng 2-3 lần cho tới khi thu hoạch. Chú ý không để phân và nước tưới rơi trên lá và ngù hoa. Khi cây bắt đầu có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay.

- Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1-2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy gân chính của lá). Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.

5/ Phòng trừ sâu bệnh

Súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh thối đen. Bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh khi độ ẩm đất quá cao (trên 90%). Vì vậy, nhất thiết phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước quá ẩm.

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây (IPM), thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, có chế độ luân canh hợp lý giữa cây trồng cạn và cây trồng nước, giữa các cây trồng khác họ.

Khi cây có hoa chỉ nên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học.

Ngừng phun thuốc 15 ngày trước khi thu hoạch.

6/ Thu hoạch súp lơ

Phải thu hoạch khi hoa còn non, hoa chưa nở mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa lơ. Từ khi ngù hoa xuất hiện đến khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày tuỳ theo giống và điều kiện thời tiết. Lúc này mặt hoa lơ bắt đầu gồ ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.

Dùng dao sắc cắt ngang cây, chỉ để lại 4-5 lá để bảo vệ hoa. Sau khi thu hoạch cần phải tiêu thụ sản phẩm ngay.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Gừng