Nông Nghiệp Nhanh

Cách chăm sóc chim chào mào khi thay lông

Đối với những ai yêu thích nuôi chim cảnh, đặc biệt là chào mào cũng đều quan tâm đến giai đoạn chim thay lông và cách chăm sóc nó. Vì với các loại chim cảnh nói chung và chào mào nói riêng, cứ khoảng 1 năm 1 lần thì chào mào bắt đầu thay lông, thời gian thay lông mất khoảng từ 1 đến 3 tháng, nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chim chào mào thay lông như thế nào cho đúng cách.

Cách chăm sóc chim chào mào khi thay lông

Thời gian thay lông của chào mào vào khoảng tháng 8 – 11 dương lịch. Cũng không ít trường hợp chào mào thay lông trái mùa hoặc thay lông 2 lần/ 1 năm. Do thay đổi thời tiết, thức ăn, môi trường sống.

Kinh nghiệm nuôi chim chào mào và chăm sóc chào mào lúc thay lông được nhiều người chia sẻ:

"Em đang nuôi hai con chào mào. Trừ những lúc phơi nắng và tắm thì có nên hằng ngày trùm áo lồng chữ A không ạ. Làm như thế tránh gíó và gíúp chim lên lửa đúng không ạ?. Các anh chỉ gíúp em cách sử dụng áo lồng hợp lí với ạ." - Anh Tuyết chia sẻ

"Anh sai rồi. Chào mào của anh đã dạn chưa hay bổi mới mua. Nếu bổi mới mua thì trùm áo chữ A rồi theo thời gian mà hé áo ra. Nếu chim tương đối dạn tầm vài tháng lồng rồi thì phải mở toang áo cả ngày cho chim thoáng. Cho ăn cám cố định và tốt, cho ăn một chút trái cây hằng ngày như chuối cam đu đủ, mồi như dế cào cào hay supper worm ăn theo chế độ anh có thể đáp ứng. Anh cứ trùm lồng riết là hạ lửa con chim chứ không phải lên lửa. Áo lồng dùng để trùm cho chim yên tỉnh khi ngủ hoặc mang đi xa bằng xe." - Anh  Tường chia sẻ

"Đặc điểm nào dễ nhận thấy nhất khi chim chào mào thay xong lông 100% không?" - Anh Trần Tường chia sẻ

"Có bạn à, nhìn cái tách đỏ đó, cái tách này thay cuối cùng. Nếu còn 1,2 sợi lông còn màu trắng là chuẩn bị xong" - anh Đình Tuấn chia sẻ

"Mình cũng có 2 con có khoảng trên 3 cọng lông trắng ở má nhưng không thấy nó rụng hay mọc thêm nữa, cách đây gần 3 tháng rồi mà chưa rớt lông trắng trên má. Có khi nào chim bị đứng lông không? Nhìn chim không được căng lửa cho lắm!" - Anh Trần Tường chia sẻ

Chia sẻ cách chăm sóc chim chào lúc thay lông từ Thiên đường cá cảnh: "Cách nuôi chim chào mào đang thay lông"

Chim chào mào thay lông vào khoảng đầu tháng 8 kéo dài đến tháng 11 (thời điểm chào mào má trắng đang bung lông lên má đỏ) cũng có 1 số chào mào thay lông sớm hoặc muộn hơn do tác động môi trường sống, dinh dưỡng...

Dấu hiệu chào mào thay lông

Bộ lông cũ có dấu hiệu khô và sơ, khi tắm hay ước mưa thì bộ lông này ướt rất nhanh.

Vào mùa thay lông thì các cộng lông cánh, ức, đuôi sẽ rụng rãi rát mỗi ngày mỗi ít và không đều đặn

Lúc này lông mới đang muốn mọc ra và lông cũ muốn rụng đi nên chim chào mào cảm thấy ngứa ngáy và hay rỉa lông vì ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời chim cũng xuống sức và ít hót, đấu đá hơn bình thường. Bởi sức lực cũng như dinh dưỡng tập chung về phần phát triễn mọc lông mới.

Lông chim được hình thành từ phần lớn chất đạm và một phần canxi. Bởi thế để chú chim có được bộ lông đẹp ưng ý thì ngay khi cọng lông đầu tiên rớt xuống báo hiệu quá trình thay lông đã tới, lúc này các bạn nên bồi bổ nhiều hơn thức ăn tươi như cào cào, dế, trứng kiến và hoa quả. Tuyệt đối không cho chim ăn Sâu tươi hoặc sâu khô vào thời kì này. Bởi sâu khô có tính nóng sẽ gây khô, quăn lông khiến bộ lông ra sẽ xấu.

Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2-3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra. Hoa quả bổ xung lượng vitamin giúp cho chim khỏe và lông ra mướt đẹp.

Trong lúc này cần bổ sung các loại hoa quả có màu đỏ để bổ xung sắc tố giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn của Chào mào.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn nuôi chim chào mào chi tiết nhất

Quá trình thay lông

Quá trình thay lông cũng tùy theo thể chất từng chú chim, lượng chất dinh dưỡng ta bổ sung mà diễn biến nhanh chậm khác nhau. Có chú chỉ một tháng là xong bộ lông, có chú 2,5 đến 3 tháng mới hoàn thành xong lông.

Trong quá trình thay lông của chim nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến những chú chim ngừng thay lông, Có chú đang thay dở,... lông cánh, đuôi rụng xuống nhưng gặp thay đổi bất ngờ nên ngưng lại khiến bộ lông xấu xí. Đến 1 hoặc 2 tháng sau mới tiếp tục quá trình thay lông.

Mong các bạn hết sức chú ý, Chim bổi thì không sao, đến mùa sẽ thay lông, Nhưng chim đã có trên 1-2 mùa lồng thì rất nhạy cảm. Lúc này chim vẫn thay lông theo mùa nhưng với những thay đổi đột ngột về thành phần bột cám, khí hậu, hoàn cảnh sống,...cũng khiến chim đổ lông bất chợt! Có những lúc chim thay lông theo mùa vừa xong, gặp phải thay đổi, những chiếc lông mới đẹp mướt sẽ tự động trút xuống. Lúc này thể trạng chim xuống thấp, nếu không có quá trình ổn định và cung cấp dinh dưỡng tốt thì lần ra lông sau sẽ chậm và chất lượng lông khô và xấu, các sợi không kết dính. Chim xuống lửa nhiều và thời gian phục hồi sẽ chậm.

Công tác huấn luyện Chào mào mồi

Trong công tác huấn luyện Chào mào mồi khi đi bẫy xa để tiện lợi cho việc treo lụp bẫy ở những chỗ lý tưởng hơn ngoài việc sử dụng tay để treo, anh em còn sử dụng dây cước để quăng treo lụp bẫy lên thật cao, những cách này đều ko có gì để phải bận tâm. Việc sử dụng sào treo, đặc biệt là sào rút thì tiện lợi hơn cả, tuy nhiên khi sử dụng loại sào này ta phải có bước chuẩn bị và huấn luyện song song với việc huấn luyện từ bổi thành mồi, mục dích để chú mồi sau này chinh chiến xa trường thật sự quen với sào.

Có những chú mồi chiến, chinh chiến mấy năm trời không ngại gian khổ, vất vả nhưng do chưa từng sử dụng loại sào này khi đi bẫy, không quen với sào khi chúng ta sử dụng sẽ khiến chào mào mồi hoảng sợ nhẩy tung mặt trong lồng bẫy. Đặc biệt xảy ra khi bạn sử dụng bằng lồng bẫy inox, chú chào mào khi thấy sào móc vào lồng những tưởng bị xua đánh hoảng sợ nhẩy tung lồn. Những chấn thương như vỡ mặt do lồng bẫy gây ra sẽ khiến chào mào hoảng trở lại và đâm ra sợ lồng bẫy, sau này rất khó cho chú ta sang lồng bẫy trở lại. Và cho dù có cố cho sang thì chú chào mào của ta không còn đủ độ tự tin khi ở trong lồng bẫy nữa.

Cách huấn luyện cũng khá đơn giản, khi bắt đầu thuần chim các bác phải thửa luôn cái sào, trong quá trình thuần bạn cứ dể cái sào gần lồng cho chim quen với sào, thỉnh thoảng bạn qua lại lấy sào khua khua tạo động và cũng tạo cho chào mào quen với hình ảnh mình cầm sào mà không gây nguy hiểm. Cầm sào khua khua suốt thì cũng ngại. Vì thế có một cách khác để cho Chào mào quen với sự chuyển động của sào, ban buộc sợi dây thun (loại co giãn nhiều) buộc một đầu vào sào, một đầu buộc lên dây treo sát cạch lồng, sau đó ta kéo xuống cho giãn day thun và thả ra. Sào sẽ nẩy tưng tưng và thời gian sào chuyển động cũng khá lâu khiến cho bạn đỡ mệt hơn.

Tuy nhiên điều này cũng không thể có hiệu quả bằng khi ta rỗi ngồi chơi với chào mào và chăm sóc nó. Mỗi lúc như vậy bạn nên để cái sào ở bên và thỉnh thoảng khua khua sát lồng và sử dụng hàng ngày để treo lồng (ngay cả khi ta có thể với tay treo lồng thì  cũng nên sử dụng sào treo cho chim quen) .. khi chào mào thuần thì việc đi bẫy với sào rút không còn là vấn đề lo ngại nữa.

Tiêu chuẩn để chọn một chú có tương lai sẽ trở thành một chú mồi tốt theo kinh nghiệm của những người đi trước thì hình thức không phải là yếu tố chủ đạo trong mục tiêu chọn lựa, mà điều cốt yếu là chú chim phải mau mỏ (hót nhiều để sau này khi ra rừng chú ta sẽ hót cả ngày để dụ bổi) nhanh nhẹn và "đầu gấu" - tức là những chú chim bổi khi kê gần chim mồi nhà cũng không sợ mà vẫn bu lồng đòi chiến, những chú chim như thế khi ra rừng sẽ không sợ một chú chim nào, kể cả những chú chim trận già rừng. Khi chọn được những chú như thế thì hình thức của chúng mới được xem đến, lúc này nếu được những chú cao to, dài đòn hình dáng oai vệ mũ cao má đỏ to thì không còn gì bằng.

Các tật của chào mào bổi

Tật ngoái cổ

Tật ngoái lộn nếu như chúng ta thuần không đúng cách, cái tật khi đã hình thành thì rất khó chữa và gây khó chịu khá nhiều cho người nuôi, đồng thời làm giảm giá trị chú chim thấy rõ.

Những nghệ nhân chơi chim, nếu không phải là một chú chim có chất giọng và phong cách chơi quá xuất sắc, thì những chú có tật ngoái lộn sẽ không có cơ hội hiện hữu trong nhà, ngoài sân.

Chim khi mới bẫy về thường rất nhát và cũng như bao loài chim khác, lúc này chúng rất dễ sinh tật khi làm quen với môi trường nuôi nhốt. Chim thường nhát nên hay có biểu hiện ngó nghiêng tìm đường lẩn trốn! Chúng nhẩy cao bám vào vanh lồng đoạn cong giáp đỉnh, lúc này chim thường xoay cổ tìm các hướng để trốn chạy do phần cổ, đầu rúc sát phần nan này và bị ép phải quay ngược lại hoặc sang hai bên. Ngày qua ngày sẽ sinh tật ngoái cổ rất khó chữa.

Tật Lộn

Tật lộn thì xác xuất có ít hơn chút so với tật ngoái. Thông thường những bạn mới chơi khi bắt chim về thường được nhận những lời khuyên nhốt thuần chim trong Lồng nhỏ, chào mào sẽ nhanh thuần hơn. Tuy nhiên lúc này chim nhát, được nuôi trong lồng nhỏ khiến phạm vi nhẩy hoảng của chúng bó gọn lại, chim dễ nhảy bám ngược nóc lồng và lộn ngược xuống cầu. Lâu ngày trở thành tật Lộn cầu của chim.

Những Tật này ta có thể khắc phục tốt trong 1 năm đầu tiên trong lồng của chim, Chim mới bẫy về nên có khoảng thời gian nuôi thuần ít nhất 3-4 tháng trong Lồng trung bình có đường kính 32cm và cao 60 cm. Trùm kín áo lồng trong giai đoạn đầu để chim quen với khung cảnh và môi trường sống mới khoảng 3-4 tháng. Sau đó áo Lồng sẽ được vén theo chiều từ dưới lên 1/4 khoảng 1 tháng, 1/3 khoảng 1 tháng nữa, 1/2 khoảng 1 tháng tiếp theo và 3/4 áo lồng đến khi chim tương đối thuần và đứng lồng. Như vậy sẽ hạn chế rất nhiều khả năng sinh tật của chim. Quan trọng nhất là việc thuần dưỡng phải kiên nhẫn, từ từ và nhẹ nhàng, chúng ta sẽ hạn chế tối đa được khả năng phát sinh tật này.

>> Xem thêm:

Nhân giống chim chào chào, kỹ thuật nuôi chào mào sinh sản

Chế độ dinh dưỡng, thức ăn cho chào mào

Những bệnh thường gặp ở chim Chào mào

Phòng và trị bệnh cho chim Chào mào

Cách huấn luyện cho chim chào mào hót hay

Làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào