Nông Nghiệp Nhanh

Tiêu chuẩn chọn giống trâu đực tốt

Từ rất lâu, trâu ở nước ta đã được thuần hoá và nuôi để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trâu là loài vật gắn liền với người nông dân và là nguồn kinh tế lớn. Việc chuyển hướng chăn nuôi trâu từ lấy sức kéo là chính sang chăn nuôi lấy thịt là chính đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhận thức, cách làm và phải trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật mới.

Cách chọn trâu đực giống tốt

Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến cách chọn trâu giống được người dân hết sức quan tâm và lưu ý:

"Trâu đực giống tốt là những con có ngoại hình cân đối, tầm vóc và khối lượng lớn, trông vạm vỡ, khoẻ mạnh, tính chất nhanh nhẹn, hăng hái." - Một người nuôi trâu chia sẻ kinh nghiệm

"Trâu đực muốn sinh sản tốt là trâu có bộ phận sinh dục phát triển, cân đối, dịch hoàn cân đối, mềm mại, nhưng không quá sa xuống. Tinh hoàn mà sa xuống là do dây chằng dịch hoàn yếu, con trâu đó sẽ có sức khoẻ yếu, không nên chọn". Ông Ba chia sẻ

Chia sẻ cách chọn trâu đực giống tốt từ Nông dân: "Cách chọn Trâu đực giống tốt"

Quần thể trâu nước ta đến nay có gần 3 triệu, trong đó chi có vài trăm trâu Murrah và trâu lai còn lại là trâu đầm lầy. Cho đến nay trâu ta chủ yếu là dùng để cày kéo, nhưng thịt trâu cũng đã bắt đầu được khai thác, cho nên khi chọn giống cần phải căn cứ vào những chỉ tiêu ngoại hình, thể chất, khả năng sinh trưởng, sinh sản … của giống để chọn lọc con đực và con cái tốt để chúng có thể sản sinh ra đời sau vừa cày kéo khoẻ vừa cho nhiều thịt.

  1. Về ngoại hình và thể chất

– Ngoại hình mang đủ những đặc điểm điển hình của giống.

– Toàn thân phát triển cân đối, không có khuyết tật.

– Tầm vóc to, tốc độ sinh trưởng cao, sức khoẻ tốt.

– Đầu và cổ to (nhưng không quá thô), kết hợp tốt, chắc khoẻ.

– Sừng dài, gốc sừng to, cong hình bán nguyệt điển hình.

– Da bóng, lông mọc đều, trơn mượt.

– Vai to, vạm vỡ, hệ cơ phát triển.

– Lưng dài, hông rộng, thẳng, phẳng.

– Mông dài, rộng, ít dốc.

– Bụng gọn, thon, không sệ.

– Chân to, khoẻ, phát triển cân đối, lúc đi không chạm khoeo.

– Móng tròn, khít.

– Dương vật bình thường, bìu dái bóng, hai hòn cà to, đều.

Sừng dài, gốc sừng to, cong hình bán nguyệt điển hình

2. Về trọng lượng cơ thể

– Khối lượng cơ thê có thể dựa vào khối lượng trung bình của quần thể trâu trong vùng để đánh giá và chọn lọc. Nếu khối lượng cơ thể lúc trưởng thành (thường là 6 năm tuổi trở lên) là 100% thì khối lượng lúc 5 năm tuổi phải đạt 90% lúc 4 năm tuổi đạt 80% và 3 năm tuổi đạt 70% khối lượng lúc trưởng thành. Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành có thể xếp như sau:
+ Cấp I: 450 – 500kg
+ Đặc cấp: 500 – 550kg
+ Đặc cấp kỷ lục: trên 550kg

– Chất lượng đực giống quyết định chất lương giống của toàn đàn, có ý nghĩa lớn trong cải tạo, nâng cao tầm vóc và khối lượng đàn trâu nhỏ con. Trong đó khi chọn trâu đực giữ làm giống, ta chỉ chọn những trâu đực đạt cấp 1 trở lên.

3. Về khả năng sinh sản 

Khả năng sinh sản cũng cần đượm theo dõi, đây là tiêu chuẩn quan trọng để góp phần chọn lọc chính xác hơn. Nếu có điều kiện lấy tinh thì kiểm tra chất lượng tinh để đánh giá và sau đó phối giống cho đàn cái để đánh giá qua tỷ lệ đậu thai. Nếu không có điều kiện lấy tinh kiếm tra thì cho phối giống với đàn cái, thông qua kết quả đậu thai để quyết định chọn lọc. Trâu đực có thể giao phối lúc 3 tuổi, một lần phóng tinh, trâu đực xuất 2,5-3ml tinh dịch, hoạt lực 70-80%, nồng độ 0,8-1 tỷ/ml là trâu đực đủ tiêu chuẩn làm đực giống. Nếu dựa vào kết quả đậu thai thì 60-70% trở lên là đạt tiêu chuẩn.