Nông Nghiệp Nhanh

Làm giàu từ chăn nuôi heo

Chăn nuôi heo thịt là một trong những hình thức phổ biến ở nông thôn mang lại hiệu quả làm giàu cao. Tuy nhiên, nếu muốn thành công và để phát triển kinh tế vững mạnh nhờ nuôi heo, các yếu tố như giống heo, thức ăn cho heo, việc làm chuồng heo, kỹ thuật nuôi là vô cùng quan trọng. Dưới đây một số vấn đề lưu ý vô cùng cần thiết mà người nuôi heo cần tham khảo.

Làm giàu từ chăn nuôi heo

Những chia sẻ, bộc bạch của bà con nông dân thoát nghèo, làm giàu bằng nghề chăn nuôi heo.

Chị Linh, một người đưa kinh tế gia đình đi lên bằng nghề nuôi heo bộc bạch: "Gia đình tôi trước đây đôi bên đều khó; trước năm 2007 vợ chồng làm đủ thứ nhưng chẳng đâu vào đâu, túng quẫn, khó nghèo cứ đeo bám mãi. Năm 2007 gom góp tất tật vốn liếng giành dụm được, vay mượn thêm của cha mẹ, bạn bè, hai vợ chồng xây dựng chuồng trại, đi vào trại giống trong Nam để mua được con giống heo sinh sản tốt đưa về nuôi dưỡng. Buổi đầu nuôi 5 con giống, thấy có kết quả tiếp tục đầu tư nhân lên… Nhờ thành công mà giờ đây gia đình đã có của ăn, của để, lo cho con cái được học hành."

Chị Thương, một người làm giàu từ nghề chăn nuôi heo kể: Sau khi kết hôn, với đôi bàn tay trắng, anh Nhọ chồng chị phải đi gánh than thuê, tiền công chỉ 15.000 đồng /ngày, trong khi sức khỏe anh giảm sút đáng kể. Lúc này, chị cũng thường xuyên đau ốm nên cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, chị khuyên anh nghỉ làm than về nhà tìm hướng đi khác. Nhận thấy trong nhiều năm qua, bố mẹ đẻ chị nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế, anh chị vay vốn ngân hàng mua giống, chặt tre làm chuồng nuôi lợn. Buổi đầu không dễ dàng gì, do thiếu kinh nghiệm nên nhiều lứa lợn, anh chị bị lỗ, nhất là khi chuyển sang nuôi thêm lợn nái, lợn sữa thường mắc bệnh.

“Thất bại là mẹ thành công”, sau những lần nuôi không thành, anh chị đã biết đúc kết kinh nghiệm, học hỏi kỹ thuật, chăn nuôi đúng cách hơn. Nhờ biết cách chọn nguồn giống, xây dựng mô hình chuồng trại, chăm lo dinh dưỡng, phòng bệnh cho heo đúng cách, mà mỗi lứa, gia đình anh chị nuôi 30 con lợn thịt, một năm xuất chuồng 4 lứa, trừ chi phí lãi trên 100 triệu đồng."

Những lưu ý quan trọng bà con cần biết để có thể làm giàu từ chăn nuôi heo:

1/ Chọn heo/ lợn giống

Người xưa vẫn thường nói "giống là tiền đề, thức ăn là quyết định" nói lên vai trò quan trọng trong việc chọn giống tốt, nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho người nuôi lợn. Người nuôi heo cần phải chú ý đến 2 loại giống: Heo đực và nái sinh sản và giống heo sữa nuôi thịt.

Với cách chọn giống sau sẽ cho heo có tỉ lệ nạc cao, năng suất cao: Thân dài, mông nở, bụng thon, nên chọn một giống heo và mua heo giống nơi có xuất xứ hoặc heo mẹ rõ ràng. Nên chọn những con nhanh nhẹn để tránh chọn phải con heo mang bệnh.

>> Kinh nghiệm chọn mua heo nái làm giống

2/ Kỹ thuật nuôi heo

>> Kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc heo thịt hiệu quả 

3/ Phòng tránh các bệnh thường gặp cho heo

Ngoài các biện pháp phòng chống dịch bệnh bằng các qui trình, pháp lệnh thú y, người nuôi heo cũng cần phải chú ý tăng cường nâng cao sức đề kháng để phòng, chống lại bệnh dịch cho đàn lợn bằng biện pháp, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.

Bảo đảm cho chúng được chăn nuôi dưỡng ở mức độ tốt nhất. Lợn khỏe mạnh được ăn uống đầy đủ, chuồng, trại hợp vệ sinh, không bị Stress,.. sẽ chống lại tốt  hơn với bất kỳ bệnh tật gì mà chúng mắc phải.

Để phòng bệnh, ngoài khâu phòng các bệnh có vaccin và tiêm các loại vắc xin bắt buộc, người nuôi cần kết hợp thêm các biện pháp vệ sinh phòng bệnh khác như­ tiêu độc môi trường, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, dụng cụ quần áo bảo hộ,..Đồng thời phải có quần áo riêng để thay trước khi vào khu chăn nuôi chăm sóc lợn, cũng như thay quần áo bảo hộ lao động trước khi ra ngoài khu cực, chuồng trại chăn nuôi...

>> Bệnh thường gặp trên heo và cách phòng trị

4/ Làm chuồng cho heo

Chuồng heo là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong năng suất. Để hạn chết bệnh tật cho heo, chuồng heo phải có nền cao ráo, xa chỗ ở của con người, hệ thống thoát phân, thoát nước tốt để thuận tiện cho rửa chuồng. Dưới nền chuồng heo có thể xây bể khí Biogas để tận dụng khí biogas từ phân heo cho mục đích khác. Chuồng heo nên xây theo hướng Đông tây, thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lùa và khí lạnh vào mùa đông.

Cần phải nhấn mạnh rằng, cố gắng để nuôi lợn trong môi tr­ường hoàn toàn không có bệnh là điều không thực tế. Lợn nái nuôi nhốt lâu dài, hay lợn thịt nuôi trong thời gian ngắn đều không thể tránh khỏi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh rất đa dạng trong môi trường sống. Tuy nhiên, phư­ơng pháp quản lý đàn lợn hợp lý tức là chúng ta đã giảm tối đa cơ hội tiếp xúc để xảy ra bệnh nghiêm trọng, chứ không thể ngăn chặn hết mầm bệnh ngoài môi tr­ờng.Thường xuyên vệ sinh chuồng heo không để bẩn mang lại nhiều dịch bệnh khó có thể tránh khỏi.

>> Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi heo

Làm giàu từ chăn nuôi heo

5/ Dinh dưỡng

Cho ăn theo khẩu phần đã quy định ở trên, số lượng máng ăn phải đủ cho số heo trong cùng lô, không phải chen lấn hau khi ăn. Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau. Cho heo ăn từng đợt, tránh cho ăn nhiều cùng 1 lúc khiến thức ăn thừa vương vãi ra chuồng.

Tiêu chuẩn ăn cần thay đổi theo tuần. Không pha loãng thức ăn với nước quá tỉ lệ 1/1. Cho heo ăn đúng giờ giấc, nước uống đủ.

Các nhóm thức ăn cho heo

Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lượng cao từ 2500- 3000 Kcal/kg nguyên liệu (tính theo vật chất khô), chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn,…và góp phần tạo nên các sản phẩm (thịt, thai, sữa, tinh dịch,…).

Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm có: Hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng: Ngô, thóc, tấm, cám gạo,...Các loại củ: Sắn, khoai lang, dong giềng, củ từ,...

Nhóm thức ăn giàu đạm: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao chủ yếu tổng hợp thành đạm của cơ thể.

Nhóm thức ăn giàu đạm gồm có: Thức ăn có nguồn gốc thực vật: Đậu tương,vừng, lạc, khô dầu (lạc, đậu tương,…). Thức ăn có nguồn gốc động vật: Cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhuộng tằm, giun đất, mối,...

Thức ăn giàu khoáng: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác.

Nhóm thức ăn giàu khoáng bao gồm: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột xương,… Hàm lượng khoáng trong khẩu phần thức ăn cho lợn quá mức quy định sẽ gây ngộ độc cho gia súc.

Nhóm thức ăn giàu vitamin: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng vitamin cao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Nhóm thức ăn giàu vitamin bao gồm: Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào,…). Ngoài ra còn có các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin – khoáng nhằm cung cấp cả chất khoáng và vitamin cho vật nuôi.

>> Chế độ dinh dưỡng, thức ăn trong chăn nuôi heo