Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau Nhút

Rau nhút dễ trồng, ít bị rủi ro về giá cả nhưng muốn năng suất cao người trồng phải nắm vững quy trình kỹ thuật, nhất là khâu cắm cọc giữ cho rau không trôi giạt và xử lý phân thuốc sao cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Rau nhút còn có tên rau rút. Loài rau này thuộc thân thảo có hoa màu vàng. Lá rau nhút thuộc loại lá kép hình lông chim, bao giờ cũng mọc nổi trên mặt nước ao, hồ, sông, rạch, ruộng lúa nhờ quanh thân có phao trắng. Rau nhút thường được dùng để ăn lẩu và chế biến thành nhiều món ăn khác rất được người Việt ưa chuộng. Rau nhút dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng quanh năm và không đòi hỏi vốn nhiều, nên được nhiều bà con lựa chọn trồng để tạo thu nhập kinh tế cho gia đình.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau Nhút

Chia sẻ kinh nghiệm trồng rau nhút thành công từ người trồng rau nhút:

"Sau mỗi đợt hái cần tiến hành phun phân bón lá nhằm giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non. Bình quân 1.000 m2 rau nhút có thể thu hoạch 1,5 - 2 tấn, bán được 4 - 5 triệu đồng." - Anh Bính chia sẻ

"Cách trồng rau nhút khá đơn giản. Đa phần người trồng đều lợi dụng mặt nước có độ sâu từ 3 - 5 cm. Trước hết người ta chọn những gốc rau khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, mỗi đoạn dài chừng 3 - 4 cm buộc đều khoảng vào những cây trúc hoặc sậy để giữ không cho trôi mất. Sau 30 ngày, rau sẽ phát triển, bò lan khắp mặt nước." Ông Dữ chia sẻ

"Trồng rau nhút nên chú ý diệt sạch ốc bươu vàng vì đây là đối tượng gây hại chính cho rau nhút. Trồng rau nhút ít tốn kém bởi không cần bón phân. Khi nước tràn đồng là phù sa trong nước đủ để rau xanh tốt. Sau mấy tháng ngập lũ, lượng phù sa bám vào gốc rễ cây rau nhút rất nhiều. Vì vậy bên cạnh nguồn lợi kinh tế từ nghề trồng rau nhút, người dân còn có cái lợi khác là sau khi thu hoạch rau nhút xong thuê máy trục vùi dây rau nhút xuống đất để làm tăng độ màu mỡ đất, giúp nông dân nhẹ vốn đầu tư phân bón sản xuất lúa Đông xuân." Anh Việt hồ chơi chia sẻ."

Kỹ thuật trồng cây rau nhút được chia sẻ từ Hiếu Giang Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây rau nhút"

Rau nhút tên khoa học là Neptunia oleracea louv., thuộc họ đậu (Fabaceae). Cây thảo nổi ngang mặt nước, quanh thân có phao xốp màu trắng, lá kép lông chim 2 lần. Hoa hộp thành đầu màu vàng, quả dẹp chứa 6 hạt dẹp.

Rau nhút phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới, thường mọc dưới nước ở mương rãnh, ao hồ. Điều kiện để rau nhút sinh trưởng và phát triển mạnh là dưới đáy mương phải có sình lầy, nhưng nước trong mương phải sạch. Cây có hoa vào mùa mưa.

Rau nhút thường được trồng làm rau ăn, có mùi thơm đặc biệt. trong rau nhút các thành phần dược tính dưới dạng g% : protid 5,1 ; glucid 1,8 ; cellulose 1,9 ; cancium 180 ; phospho 59.

Rau nhút là 1 loại cây dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Vụ rau nhút có thể trồng quanh năm, nhưng vụ chính bắt đầu từ tháng 5 âm lịch, sau khi tiến hành dọn dẹp sạch cỏ và chuẩn bị đắp bờ giữ nước thì tiến hành cấy rau nhút. Những ngày đầu mới cấy nên thường xuyên theo dõi mực nước trong ruộng từ 30 – 50cm tránh để mực nước trong ruộng bị khô thì rau nhút sẽ kém phát triển.

Khi cây bén rễ cần bón 1 lượng phân nhẹ: 5kg Better NPK 16-12-8-11+TE/1.000m2. Thông thường sau khi trồng từ 10 – 15 ngày, rau nhút sẽ phát triển và lan rộng ra khắp ruộng. Trồng rau nhút nên chú ý diệt sạch ốc bưu vàng vì đây là đối tượng gây hại chính của rau nhút.

Rau nhút sau khi trồng 1,5 tháng là có thể thu hoạch, sau đó từ 7 – 10 ngày thì thu hoạch tiếp, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4 – 5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật của mỗi người.

Sau mỗi đợt hái cần tiến hành phun phân bón lá hoặc chế phẩm vi lượng tổng hợp cho cây rau Better nhằm giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Ngò Gai