Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hành tây

Hành tây không chỉ là thực phẩm gần gũi với con người, có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon mà nó còn là vị thuốc chữa bệnh rất công hiệu, tốt cho nhóm người mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh hen suyễn, chữa chứng mất ngủ và làm giảm cholesterol.

Hành tây có tên khoa học Allium cepa L, là một sản phẩm rau cao cấp, được sử dụng để chế biến các món ăn mà hầu hết trên thế giới đều dùng. Hiện nay đối với nước ta hành tây còn đang là một mặt hàng rau tươi xuất khẩu sang các nước phương Tây và các nước trong khu vực.
Các vùng trồng hành tây chủ yếu ở nước ta bao gồm Phan Rang, Đà Lạt, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Nội .... đã rút ra được nhiều kinh nghiệm sản xuất trong việc thâm canh để đạt năng suất cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hành tây

Một số kỹ thuật, kinh nghiệm trồng hành tây được người nông dân áp dụng thành công và chia sẻ:

"Cây hành tây hay bị 2 căn bệnh chính là sương mai với thối củ. Thời tiết vào mùa lạnh, độ ẩm tăng là cần phải để ý ngay không hành sẽ bị sương mai. Lúc này nên hun phòng bằng dung dịch Boócđô 1% định kỳ tuần/lần. Còn khi củ vào chắc cho đến khi thu hoạch, bảo quản, hành thường mắc bệnh thối củ, lúc còn trên ruộng thì nên chú ý đến lượng phân bón cho hành, không nên bón quá nhiều đạm, thấy hành mà bị thì nên điều chỉnh cân đối lại lượng phân bón. Qua tham khảo, tôi thấy biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là xử lý hạt giống bằng granosan (3g/kg hạt giống), hoặc Benomyl (2g/ kg hạt giống). Phun trừ bằng Zineb hoặc Benomyl (0,2 – 0,3%)." - Bác Sinh chia sẻ

"Để phân biệt được cây hành con tốt hay xấu, kinh nghiệm là dựa vào giai đoạn phát triển đặc biệt gọi là "uốn gối" trước khi cây đứng thẳng. Nếu hạt giống xấu thì giai đoạn mọc đứng thẳng không qua giai đoạn "uốn gối" ta cần nhổ bỏ các cây này, giai đoạn này thường vào lúc cây con ở 15-20 ngày tuổi." - Anh Thạc chia sẻ

Chia sẻ kỹ thuật trồng cây hành tây từ Hiếu Giang Bettter: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây hành tây"

Thời vụ:

Có thể trồng được nhiều vụ: Vụ sớm, gieo vào cuối tháng 8, trồng cuối tháng 9; chính vụ gieo từ giữa tháng 9, trồng từ giữa đến hết tháng 10; vụ muộn, gieo cuối tháng 9, trồng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11.

Chọn giống:

Chọn đúng các giống cần trồng, tùy theo thị hiếu người dùng mà chọn hành cay hay hành ngọt để trồng. Nên dùng các giống lai F1 của Mỹ, Nhật Bản (Grano, granex) mới nhập nội hiện đang có bán tại các công ty giống cây trồng, các đại lý, cửa hàng hạt giống rau trên toàn quốc.

Ươm cây giống:

Chọn đất tơi xốp, đất cát pha, thịt nhẹ, nơi cao ráo để gieo ươm cây giống. Làm nhỏ đất, lên luống rộng 90-100cm. Mặt luống phải phẳng, đất nhỏ mịn, gạt các viên đất to ra 2 bên mép luống. Dùng phân chuồng hoai mục, tro bếp, phân lân trộn rải đều trên mặt luống một lớp dày khoảng 5-7cm. Hạt giống nên ngâm nước ấm và ủ cho nứt nanh rồi trộn với đất bột theo tỷ lệ 1/200 để gieo cho đều. Lượng hạt cần gieo khoảng 1,5-2 gam/m2. Sau khi gieo, phủ kín hạt bằng một lớp đất hạt nhỏ mịn rồi tiếp một lớp rơm, rạ mỏng nhằm giữ ẩm cho mặt luống và hạn chế bị xô hạt do mưa hoặc khi tưới nước. Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2-3 lần, sau đó tưới 1-2 lần/ngày cho đến khi trồng được. Sau gieo 5-6 ngày thì dỡ bỏ rơm, rạ và dùng trấu trộn với đất bột rải đều để phủ kín chân cây giống và tiếp tục chăm sóc cho cây con cứng cáp. Sau khi gieo ươm khoảng 30-35 ngày, cây giống có 2-3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng được.

Cách trồng:

Chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha gần nguồn nước (tránh nước bẩn ao tù, nước thải công nghiệp) được cày bừa kỹ, phơi ải được thì tốt, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống rộng 120-140cm, cao 15-20cm, san phẳng mặt luống.

Bón phân và chăm sóc:

Cho 1.000 m2 đất trồng. Liều lượng: Vôi + lân: 50 kg – 60 kg, phân hữu cơ sinh học Better HG 01: 1000kg. Better NPK 16-12-8-11+TE 70 kg.

Cách bón: Bón lót: Toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ sinh học Better HG 01 + 20 kg Better NPK 16-12-8-11+TE..

Bón thúc lần 1: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

Bón thúc lần 2: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

Bón thúc lần 3: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

Bón thúc lần 4: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới

Bón thúc lần 5: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới

Trồng cây sâu khoảng 2 - 3cm theo các rạch đã được bón lót với khoảng cách hàng cách hàng 20 - 25cm, cây cách cây 8 - 10cm. Mật độ đạt được khoảng 7000 - 7500 cây/1000m2 (khoảng 20 vạn cây/ha). Dện nhẹ cho chặt gốc, tủ rạ đã được cắt ngắn khoảng 7-10cm rồi tưới ngay bằng nước sạch

Những ngày đầu nên tưới 2-3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần. Nếu nắng to nên che nắng trong 3-4 ngày đầu. Với hành tây hạn chế tưới rãnh, chỉ cần tưới đủ ẩm, thừa nước hành sẽ chết, độ ẩm đất tốt nhất là khoảng 70-80% là vừa.

Sau trồng khoảng 7 - 10 ngày, khi cây đã hồi xanh ta tiến hành bón thúc lần 1, Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày. Bón thúc lần 3 theo rãnh giữa 2 hàng hành. Bón xong lấp đất và tưới đủ ẩm, đây là lần bón thúc quan trọng nhất để giúp cây phình củ và cho năng suất cao, chất lượng tốt nhất.Tiếp tục bón thúc lần 4, lần 5 mỗi lần cách nhau 10 - 12 ngày. Trước khi thu hoạch khoảng 2-3 tuần ngừng tưới nước để giảm lượng nước trong củ.

Phòng trừ sâu bênh:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng theo phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. Chú ý các loại sâu bệnh hại như sương mai, thán thư, đốm vòng, thối ướt, rỉ sắt, đoi đục lá, nhện đỏ,...

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau Cần tây