Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cẩm Lai

Cẩm Lai là loại cây mà giá trị gỗ được xếp vào loại cao. Giống cây phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nhiều nơi. Cẩm Lai lại đặc biệt ít bệnh, có thể sử dụng lấy gỗ, làm cây cảnh,...Cẩm Lai rất được nhiều người yêu thích. Vì vậy, việc trồng và chăm sóc cây Cẩm Lai là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn cách trồng và chăm sóc cây Cẩm Lai đạt hiệu quả nhất.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cẩm Lai

Ý kiến chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cẩm lai:

"Thật ra: bạn trồng lấy gỗ,  bạn nên trồng cây ở nơi đất trống, cây mới trồng không bị che tán, được bảo vệ, tỉa cành đúng cách (tỉa bỏ cành thừa, cành mọc ngược vào thân, cành khuất nắng ) thì cây mau tạo lõi gỗ lắm. Chỉ khoảng 30 năm thì cây tạo lõi đường kính : 20 cm với cây cho gỗ nhóm 1A , nhóm 1 . Và 25-30-40 cm đường kính với cây nhóm 2, nhóm 3 . - Anh Khanh chia sẻ

Hạt Cẩm Lai Bà Rịa khó ươm ( tỉ lệ nảy mầm chỉ đạt 7/10 đối với chuyên gia ươm hạt (kĩ sư lâm nghiệp) và chỉ đạt 3/10 (đối với người không chuyên) và cây con cũng rất chậm lớn : cây cao 50 cm mất 1-2 năm chăm sóc đầy đủ theo quy trình kỹ thuật lâm nghiệp theo tài liệu của Tổng Cục Lâm Nghiệp." - Anh Khanh chia sẻ

"Cẩm lai 6 tuổi vườn nhà tôi đường kính dao động từ 10cm đến 15cm ah. Tỉa tót mé nhánh hàng năm thân đạt từ trên 3m tính từ gốc nhìn cây củng tàm tạm. Mùa mưa này cây ra đọt đỏ, tím, hồng hàng loạt nhìn đẹp lắm. Bao lâu khai thác được thì trả lời luôn là 1 đời người ( 60 năm), còn nếu 30 năm thì khai thác theo cây công trình bán sang tay cho ai muốn mua 1 vài cây trồng trong sân nhà hay biệt thự. Giá thì do thời giá và con người quyết định. Nếu có trên 1000 m vuông. Cứ trồng Cẩm Lai nên trồng 5mx5m làm của để giành còn muốn xen cây ngắn ngày nào vào cũng được. Đảm bảo với anh không bao giờ thiếu đầu ra. Sau 15 năm tới tôi kiếm đầu ra cho nếu cần chút kinh tế." - Bác luungoc chia sẻ

Kỹ thuật trồng cây Cẩm Lai được chia sẻ từ Cây Cẩm Lai: "Kỹ thuật trồng Cẩm Lai và Cách chăm sóc Cẩm lai sau khi trồng"

Cẩm Lai được biết đến là một loại cây trồng mang đến nhiều giá trị sử dụng và được khá nhiều người lựa chọn để trồng. Vậy cách trồng loài cây này ra sao và có khác gì so với những cây trồng khác hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về kỹ thuật trồng cây Cẩm Lai.

Cách trồng cây Cẩm Lai giống

Về cơ bản thì cách trồng loài cây này cũng sẽ tương tự các loại cây gỗ thông thường và cũng trải qua những bước cơ bản là đào hố, làm đất, trồng và chăm sóc cây. Tuy nhiên, với đặc tính riêng biệt của cây Cẩm Lai là có tốc độ sinh trưởng khá chậm nên cũng cần phải có những lưu ý đặc biệt khi tiến hành trồng.

Như chia sẻ ở trên là cây Cẩm Lai có tốc độ sinh trưởng khá chậm nên trong quá trình trồng cần phải tiến hành kiểm tra cây giống kỹ lưỡng, cần loại bỏ những cây Cẩm Lai giống bị dị tật ở rễ, thân và những cây bị thấp còi. Bên cạnh đó, trước khi trồng cần phải đào xới đất thật đều, những nơi có đất và nguồn nước bị ô nhiễm thì không được trồng vì có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển của cây Cẩm Lai sau này hoặc thậm chí là làm chết cây.

Cách trồng cây Cẩm Lai giống

Ngoài ra, khi trồng cây Cẩm Lai cần phải chú ý chọn những nơi có đất bằng phẳng, ven sông suối. Bên cạnh đó, để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt sau này thì nên trồng cây Cẩm Lai tại những vùng đất thích hợp như: đất feralit nâu đỏ hoặc nâu vàng phát triển trên đá bazan, đất feralit xám trên cát kết hoặc phù sa cổ có tầng dày, dễ thoát nước.

Cách chăm sóc cây Cẩm Lai

Hơn thế nữa, vì lúc nhỏ loài cây này chịu nóng tốt nên cần phải thiết kế hệ thống che chắn cho thật tốt, không quá râm nhưng cũng không nên quá sáng. Đặc biệt không được trồng cây ở những vùng ngập mặn, bị nhiễm phèn, những vùng trũng vì như vậy sẽ làm chậm sự phát triển của cây Cẩm Lai về sau hoặc nặng hơn là gây thối rễ dẫn đến tình trạng cây bị chết.

Bên cạnh đó, việc tưới nước và bón phân khi trồng cây Cẩm Lai cũng đóng vai trò quan trọng không kém cho sự sinh trưởng của cây. Không nên để cây bị hạn cũng như không được tưới quá nhiều nước làm cho cây bị úng. Việc bón phân cho cây Cẩm Lai cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và cũng cần thường xuyên bổ sung hàm lượng khoáng, phân vi sinh trong và sau khi trồng cây.

Một lưu ý quan trọng nữa khi trồng cây Cẩm Lai là các bạn cần phải thường xuyên theo dõi và ghi chép tình trạng của cây để có những biện pháp khắc phục và chữa trị phù hợp.

Cách chăm sóc cây Cẩm Lai sau khi trồng

Kiểm tra định kỳ cây sau khi trồng

Việc tiến hành kiểm tra cây Cẩm Lai sau khi trồng là một điều rất quan trọng và quyết định đến sự phát triển của cây. Bởi vì sau khi trồng sẽ có nhiều cây không thích nghi được với điều kiện sống nên dẫn đến tình trạng còi cọc, thậm chí là chết. Vì thế, cần kiểm tra để loại bỏ những cây Cẩm Lai như vậy và tiến hành trồng dặm cây khác vào vị trí đó.

Hơn thế nữa, việc kiểm tra định kỳ cây Cẩm Lai còn có tác dụng lớn đến lượng phân bón cho cây Cẩm Lai. Tùy vào tình hình và sức khỏe của cây mà cần có lượng phân bón phù hợp, không được bón quá ít nhưng cũng không nên bón quá nhiều.

Làm cỏ, dọn vệ sinh vườn cây Cẩm Lai

Sau khi trồng, cần phải thường xuyên làm cỏ cho vườn cây Cẩm Lai trong năm đầu để cây có thể lấy chất dinh dưỡng từ đất một cách nhiều nhất Từ đó giúp cây Cẩm Lai thêm phát triển.

Ngoài ra, khi cây Cẩm Lai đã trưởng thành thì không nhất thiết phải thường xuyên làm cỏ như giai đoạn đầu. Nhưng cũng cần phải dọn vệ sinh định kỳ cho cây bằng cách đảo đất, loại bỏ các vật cản. Cần lưu ý là nên chặt bỏ các cành già cỗi hay còi cọc và chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh của cây Cẩm Lai.

Tưới nước và bón phân cho cây Cẩm Lai

Trong giai đoạn đầu cây Cẩm Lai cần một lượng nước tương đối nhiều để phát triển. Chính vì vậy cần phải tưới nước điều độ một ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều và tưới. Tuy nhiên, vào mùa mưa thì nên tiến hành thoát nước cho cây để tránh tình trạng ngập úng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.

Bên cạnh đó, trong quá trình bón phân cho cây Cẩm Lai các bạn cần chú ý là nên bón phân hữu cơ là chủ yếu. Thêm vào đó là bổ sung các loại phân hóa học như NPK, Urê để giúp tăng hàm lượng khoáng, đạm trong cây.

Phòng ngừa và chữa trị sâu bệnh trên cây Cẩm Lai

Các bạn cần chú ý đến tình trạng phát triển của cây Cẩm Lai để kịp thời phát hiện sâu bệnh và tìm ra nguyên nhân, biện pháp chữa trị phù hợp. Các bệnh trên cây Cẩm Lai sẽ lây lan nhanh chóng chính vì vậy mà cần phải triệt nguồn bệnh ngay từ khi mới xuất hiện. Ngoài ra, các bạn cần nhờ đến các chuyên gia để tư vấn các cách chữa trị phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Trúc Liễu