Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng lan rừng đúng cách, cho lan nở hoa

Với vẻ đẹp hoang sơ của mình, rất nhiều chủng loại lan rừng từ lâu đã được rất nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Những giò lan rừng mang sắc màu rực rỡ và vẫn đậm chất thanh thuần, tuy vậy để nuôi dưỡng một giò lan rừng không phải điều đơn giản vì môi trường sống ngoài tự nhiên và tại nhà không giống nhau.

Chính vì vậy, ngoài niềm yêu thích và say mê, để có thể trồng được lan rừng tại nhà, kỹ thuật và cách chăm sóc lan rừng vô cùng quan trọng và rất đáng lưu tâm.

Lan rừng được khai thác từ thiên nhiên, cần phải có kỹ thuật chăm sóc tốt để "thuần dưỡng" được lan rừng

Có rất nhiều ý kiến quan tâm chia sẻ về cách trồng và chăm sóc lan rừng:

"Phong lan trồng trong nhà thì không có hơi sương tối bạn đem ra ngoài trời cho nó ăn sương nó mới phát triển và ra hoa được" - bạn cattrang20059 chia sẻ 

"Cách dễ nhất là dùng nước vo gạo để tưới. Tưới vừa phải gốc và lá. Không tưới quá nhiều. Nếu để nước vo đó qua ngày thi phải pha loảng ra. Để cây dưới bóng râm tuy giống có độ chịu nắng khác nhau. Cuối cùng là kiên nhẫn" - bạn obelix81vn chia sẻ 

"Đơn giản lắm bạn nên đưa lan ra ngoài trời, làm giàn lưới che mát cho lan hoặc tốt nhất là treo những giò lan dưới bóng cây lớn, có gió. Tưới nước phun sương ẩm hàng ngày vào buổi sáng và tối, trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn. Mua 01 lọ B1 và 01 lọ phân NPK 20:20:20, 1 hoặc 2 tuần bạn phun bón 1 lần, liều lượng bằng 1/2 theo hướng dẫn thôi. Bạn cũng có thể lấy nước vo gạo trong (để lắng gạn nước trong) nhúng cả giò lan vào chậu nước gạo một lúc rồi treo lên lại." - chia sẻ của bạn Thành Nam

Chia sẻ cách trồng lan rừng từ Vườn hoa lan: "Kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan rừng"

Chăm sóc thế nào để lan rừng tốt, rồi làm thế nào để lan rừng ra hoa...ôi thôi đủ thứ chuyện. Nhưng có lẽ cái gì càng khó khăn, càng nhiều thử thách thì bạn càng muốn làm.

Giữa lan rừng và lan lai công nghiệp, mỗi thứ đều có 1 vẽ đẹp riêng. Các giống lan được lai tạo thường được chọn từ những cây lan có màu sắc hoa đẹp, đã được thuần dưỡng nên thường là dễ trồng. Còn đối với những được khai thác trực tiếp từ rừng...khi đem về nhà, bạn sẽ là người "thuần dưỡng" nó lại. Chăm sóc thế nào để lan rừng tốt, rồi làm thế nào để lan rừng ra hoa...ôi thôi đủ thứ chuyện. 

Dưới đây là một số kinh nghiệm của nhiều anh, chị về kỹ thuật trồng và thuần dưỡng lan rừng được rút ra sau nhiều năm trồng lan rừng của các thành viên trên diễn đàn Dalatrose.

Giá thể trồng lan rừng:

Cách trồng lan rừng đặc biệt chú trọng đến giá thể để trồng lan. Gỗ và dớn là 2 loại giá thể thích hợp hơn để trồng các loại lan rừng. Vì đây là loại giá thể gần gũi với môi trường thiên nhiên nơi các loại lan hoàng thảo sinh sống.

Dớn: Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronletz) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng.

Có 2 loại dớn:

+ Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc. (Có dạng từng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).

+ Dớn vụn: là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi loại dớn vụn là nhưng phần non của thân cây dớn – loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí, nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài , do đó dớn tạo một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ.

Chiết tách lan rừng mới mua về?

Đối với những người mới biết trồng, khi mua những dòng lan hoàng thảo về, được nguyên bụi lớn thì nên để như vậy mà trồng. Đừng ham chiết tách, vì như vậy cây dễ bị mất sức. Chăm sóc không khéo thì cả đám "ra đi". Đồng thời tưới ít nước chủ yếu giữ ẩm cho cây (Vì khi để nguyên bụi, cây sẽ giữ được ẩm rất lâu).

Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.

Từ tháng 7-11 không nên chiết tách lan rừng vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.

Môi trường sống cho lan rừng

Có loại lan hoàng thảo thích khô như: hoàng thảo đơn cam, hoàng thảo đùi gà, thì 1 tuần hay một tháng không tưới nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của lan.

Phân bón cho lan rừng

Dù là lan rừng nhưng chúng cũng rất cần phân bón thường xuyên, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao...

Sử dụng phân vô cơ 20-20-20 pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn.

Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn, cây không mọc thêm lá mới (cuối kì tăng trưởng) đổi sang 10-30-30 để cây chuẩn bị ra hoa.

Để trồng được những giò lan rừng đẹp, ra hoa rực rỡ thì ngoài những kiến thức bạn học hỏi từ bạn bè, những người có kinh nghiệm, thì chính bản thân bạn đúc kết lại nên những kinh nghiệm đó là điều không thể thiếu để đưa đến thành công trong việc trồng và chăm sóc các dòng lan rừng.

>> Xem thêm: Những lưu ý cơ bản khi trồng lan rừng