Nông Nghiệp Nhanh

Kỹ thuật trồng cây Tỏi

Tỏi là một loại rau gia vị quen thuộc đối với bữa cơm của nhiều gia đình, có giá trị kinh tế cao. Công dụng không chỉ bó hẹp ở các gian bếp, tỏi còn có khả năng vươn xa trong việc phòng và chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt tỏi còn được xem là "khắc tinh" của nhiều loại bệnh ung thư.

Tỏi mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng để khai thác tốt tiềm năng của giống cây trồng này, bà con nông dân cần hiểu rõ và áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật trồng tỏi.

Kỹ thuật trồng cây Tỏi

Kinh nghiệm trồng tỏi được chia sẻ từ bà con nông dân: 

"Khi chọn đất trồng tỏi nên chọn đất loại thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước." - Anh Bắc chia sẻ 

"Đến khi thu hoạch rồi cũng nên chú ý bảo quản tỏi sao cho tốt, tại vì sau thu hoặc quy trình bảo quản không đúng rất dễ làm cho tỏi bị bệnh thối đen. Nên bảo quản tỏi để ở nơi thoáng mát, tránh để tỏi ở nơi có nhiệt độ thấp, không cho nhện làm tổ ở tỏi." - Ông Và cho biết

"Khi cây đã già người dân Lý Sớn dùng thúng đi thu hoạch tỏi, sau đó họ bó cây tỏi lại thành từng chùm rồi treo lên dây, phơi ngoài nắng sau đó treo lên chàng bếp hay những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh trường hợp tỏi bị hư teo và tóp lại." - Một người trồng tỏi ở Lý Sơn chia sẻ

Kỹ thuật trồng tỏi được chia sẻ từ Hiếu Giang Bettter: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây tỏi"

Hành tỏi nói chung có xuất xứ từ các nước Trung Á. Do vậy tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển khoảng 18 - 20 độ C, để tạo củ cần nhiêt độ 20 - 22 độ C. Tỏi là cây ưa ánh sáng ngày dài. Số giờ nắng 12 - 13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm.
Độ ẩm đất tùy vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, cần ở mức 70 - 80% cho phát triển lá, 60% cho củ lớn. Thiếu nước, cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại, nếu thừa nước cây sẽ phát sinh bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ.
Thời vụ: Mùa vụ thích hợp cho tỏi là: trồng vào tháng 9 - 10, thu hoạch củ vào tháng 1 - 2.

A- Làm đất, trồng tỏi củ:

1- Đất trồng tỏi:

Chọn đất: Chọn loại thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Độ pH thích hợp 6,0 - 6,5. Nguồn nước không bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ.

- Làm đất: Đất làm kỹ, lên luống rộng 1,2 - 1,5 m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên luốn, rạch hàng bốn phân. Mỗi luống trồng 5 - 6 háng, khoảng cách hàng 20cm.

2- Giống: Có hai loại:

- Tỏi trắng có đặc điểm lá riềm, to bản, củ to. Đường kính củ đạt tới 4 - 4,5 cm. Khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Giống tỏi này bảo quản củ hay bị óp.

- Tỏi tía lá cứng, dày, củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch củ có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10 - 11 nhánh, đường kính củ 3,5 - 4 cm. Giống này được trồng nhiều hơn tỏi trắng.

- Năng suất của 2 giống tỏi này đạt trung bình 300 - 400 kg củ thô/1000m2.
Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, khối lượng củ 12 - 15g, có 10 - 12 nhánh. Mỗi ha cần 1 tấn tỏi giống (370kg/1000m2). Khoảng cách trồng mỗi nhánh 8-10 cm. Khi trồng xong phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống mặt dàu 5cm để giữu ẩm và hạn chế cỏ mọc.

3- Bón phân

Phân hữu cơ chỉ dùng loại đã qua xử lý, ngâm ủ. Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Lượng phân bón như sau:

Phân bón: Tính cho 1000m2.

Phân hữu cơ sinh học Better HG01: 450 - 500 kg

Super lân : 18 - 20 kg

Better NPK 16-12-8-11+TE: 30kg.

Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo độ chua của đất. Trung bình bón 25 kg vôi cho 1000m2.

Bón lót toàn bộ vôi bột, Super lân, phân hữu cơ sinh học Better HG01 và 1/3 lượng phân Better NPK 16-12-8-11+TE rải theo hàng hoặc rắc đều trên mặt luống sau đó trộn kỹ. Số phân Better NPK còn lại dùng để bón thúc.

4- Cách bón:

- Bón phân lót đồng thời khi làm đất
- Bón thúc: Bón phân Better NPK còn lại kết hợp với cá đợt xới xáo

5- Chăm sóc:

Tưới nước đều đến khi cây mọc và khi có 3 - 4 lá thật thì tưới nước vào rãnh, để nước thấm lên dần.
Cả thời gian sinh trưởng tưới 4 - 5 lần. Trước mồi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân hóa học (số NPK 16-12-8-11+TE còn lại).

6-Phòng trừ sâu bệnh:

Cây tỏi thường bị các bệnh sau đây:
- Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.) xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Boócđô 1% (1 kg phèn xanh + 1 kg vôi cục + 100 lít nước lã) hoặc Zineb 0,3%
Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt.
- Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.). Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb 0,3% để phun trừ.

7- Thu hoạch, để giống:

Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 - 130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu có nhiều để vào kho, trên giàn nhiều tầng.
Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ đường kính 3,5 - 4cm, có 10 - 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp.

B- Phụ lục thêm: Cách trồng tỏi tây:

Thời gian sinh trưởng dài 6 - 8 tháng. Gieo bằng hạt, nhổ cây con trồng. Cũng có thể dùng nhánh (gọi là tỏi dẻ) để trồng.

1-Gieo hạt:

Gieo tháng 3, lượng hạt 2 g/m2. Khi cây mọc, che đậy, bảo vệ qua mùa hè rồi tháng 9 - 10 nhổ cây để thu hoạch tháng 11 - 12. Hoặc tỉa nhánh cây con, cấy tháng 3, thu tháng 6.

2- Đất trồng:

Cần thoát nước, thoáng, tốt màu. Lên luống cao. Bón lót phân chuồng, phân bắc mục, 15 - 20 tấn/ha (5,4 - 7 tạ/sào). Trồng với khoảng cách 20 x 15 cm. Khi cây to bằng chiếc bút chì cắt bớt một ít rễ và ngọn lá và trồng sâu 5 - 7 cm. Tưới nước giữ ẩm.

3- Bón phân thúc: 

Giống như cách trồng tỏi ta, lưu ý: dùng nước pha loãng 30% phân Better NPK 16-12-8-11+TE để tưới 3 - 5 lần trong thời gian sinh trưởng. Thường xuyên xới xáo mặt đất, và nhổ cỏ dại, trừ bệnh phấn trắng, sâu khoang.

4- Giống:

Tỏi lùn tốt nhất (đoạn từ cổ rễ đến phần lá dài 10 - 15 cm, đường kính thân 3 - 4 cm, lá rộng 4 - 5 cm). Sau khi gieo 10 - 15 ngày thì mọc. Phần thân có màu trắng, lá hình lưỡi mác.

5- Thu hoạch:

Tỏi ăn tươi, nên sau khi trồng trên 100 ngày thì nhổ tỉa dần. Tỉa 3 - 4 lần cách nhau 3 - 5 ngày. Năng suất: nếu trồng thuần, có thể đạt 25 - 30 tấn/ha (9 - 10 tạ/sào). Trồng xen với các loại rau khác thì biến động 10 - 15 tấn/ha (3,6 - 5,5 tạ/sào).

6- Sâu bệnh:

Sâu bệnh hại các loại tỏi giống như sâu bệnh hại hành.

>> Xem thêm: Kỹ thuật, quy trình trồng cây Măng Tây xanh hiệu quả, ít sâu bệnh