Nông Nghiệp Nhanh

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà Tím

Cà tím là một loại rau ăn thông dụng được trồng để lấy quả có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Chỉ mất khoảng 50 ngày kể từ lúc gieo hạt là bạn đã có thể thu hoạch được những trái cà tím này. Cà tím không quá khó trồng nhưng chúng luôn đòi hỏi một số yêu cầu cơ bản mà người làm vườn cần nắm, áp dụng đúng kỹ thuật trồng, người dân sẽ có vụ mùa cho năng suất cao và chất lượng hơn.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà Tím

Ý kiến chia sẻ kinh nghiệm trồng và cách chăm sóc cây cà tím từ bà con nông dân:

"Em muốn hỏi, cà tím nhà em sau mấy trận mưa bị bông đen, thân cây thối, trái thối dù đã cắt bỏ trái thối nhưng lớp trái non vẫn thối tiếp em phải phun thuốc gì và làm như thế nào để cải thiện ạ? em xin cảm ơn!" - bạn mai trang thuy chia sẻ

Trả lời bạn mai trang thuy, một người trồng cà tím chia sẻ kinh nghiệm: "Đối với cà tím đang bị bông đen, trái thối đen thì rất khó khắc phục dù đã cắt bỏ bớt trái lớn, hiện tượng này là bệnh do vi khuẩn gây nên. Thường nên nhổ bỏ các cây bị thối để hạn chế lây lan sang những cây khác, đồng thời phải tạo sự thông thoáng và thoát nước tốt trong vườn cà, thu dọn những cây và quả bị bệnh ra khỏi vườn để tránh sự lây lan, ngoài ra có thể sử dụng thuốc Topsin M 70WP để phòng trừ cho những cây còn lại."

"Mặc dù cà tím khá dễ trồng, nhưng cà tím cũng rất dễ mắc các chứng bệnh như lở cổ rễ, héo xanh hoặc bị các đối tượng như nhện đỏ, rầy xanh, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xanh tấn công làm cho cà bị chết hoặc năng suất giảm." - Ông Bá chia sẻ

Kỹ thuật trồng cây cà tím được chia sẻ từ Hiếu Giang Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây cà tím"

Cà tím là một loại rau ăn thông dụng được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống.

Cà tím (danh pháp hai phần: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Nó là cây một năm, cao tới 40 – 150 cm (16 – 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10–20 cm và rộng 5–10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm.

1/ Giống

- Trồng các giống cà tím địa phương năng suất cao và chống bệnh khá hoặc giống Thái Lan (màu tím đậm).

- Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000 m2: 30-40g.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh Có thể ngâm hạt giống trong nước ấm có pha với phân bón lá (khoảng 1cc/1 lít nước), sau 3-4 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ, sau đó đem đi gieo.

- Gieo hạt: có thể gieo hạt trực tiếp lên liếp trồng hoặc gieo trên liếp ươm sau đó nhổ cây đem đi cấy ra liếp trồng. Tuy nhiên, cà tím thường được gieo qua liếp ương, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.

Sau khi gieo hạt, nên phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.

- Trước khi nhổ cây cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10lít nước).

2. Thời vụ

- Vụ Đông Xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 dương lịch năm sau.

- Vụ Hè Thu từ tháng 4 đến tháng 7.

3/ Chuẩn bị đất

- Có thể trồng cà tím trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải được tưới tiêu tốt.

- Đất cần phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 20-30 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất. 20 ngày trước khi trồng, xử lý đất bằng vôi và tro bếp, lượng bón 50kg vôi, 60kg tro bếp cho 1.000m2.

- Trong mùa mưa, cần chọn trồng những giống chống chịu mưa, nên phủ rơm hoặc dùng lưới nylon che để hạn chế đất bắn lên lá, đồng thời hạn chế sâu bệnh, cỏ dại.

- Liếp ươm cũng như liếp trồng cần được vun cao 20-25cm, vụ Đông Xuân có thể không cần lên liếp.

Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng 1 chân đất và không trồng cà tím trên đất đã trồng các cây họ cà: ớt, cà chua, thuốc lá… nên luân canh với các loại cây họ khác.

4/ Khoảng cách trồng

 - Trên liếp ươm nên gieo theo hàng với khoảng cách 2x2cm.

- Trên liếp trồng: trong mùa mưa trồng thưa với khoảng cách 1,5×0.8 m, mùa nắng trồng dày hơn, với khoảng cách 1,2×0,6 m. Không nên trồng quá dày vì ruộng cà thông thoáng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh phát triển.

- Có thể trồng xen với cây tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.

5/ Bón phân (tính cho 1.000m2)

Cần cung cấp phân bón đầy đủ, cân đối giúp cây sinh trưởng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Lượng phân cần bón là 1 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG 01, 50 kg Better NPK 16-12-8-11+TE

Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ sinh học Better và Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều.

- Bón thúc:

+ Lần 1 (7-10 ngày sau trồng): 5 - 7kg Better NPK 16-12-8-11+TE

+ Lần 2 (25-30 ngày sau trồng): 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE kết hợp vun 1 bên mép.

+ Lần 3 (45-50 ngày sau trồng): 10kg Better NPK 12-12-17-9+TE kết hợp vun mép còn lại.

+ Lần 4: sau thu hoạch đợt quả đầu tiên bón 5 -7 kg Better NPK 12-12-17-9+TE

6/ Phòng trừ sâu bệnh

Cần chú ý các loại sâu bệnh hại chính: Sâu đục trái rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, bệnh phấn trắng, bệnh thối trái.

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà.

- Đối với sâu đục trái: Phun thuốc vi sinh gốc BT (Dipel, Biocin…), dùng luân phiên với thuốc Decis, Delta… dùng thuốc gốc thảo mộc Rotenone, Neem.

- Đối với rầy xanh, rầy trắng: Dùng một trong các loại thuốc: Sumicidin, Polytrin kết hợp trừ sâu đục trái, Applaud, Cofidor…

- Đối với các bệnh: Nên dùng thể phun Topsin M, Ridomil MZ hoặc Score…

7/ Thu hoạch

Cứ 3-4 ngày thu một lứa quả, kết hợp ngắt bỏ các quả bị sâu đục.

>> Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp