Nông Nghiệp Nhanh

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ

Nuôi thỏ trong chuồng tuy tốn nhiều mặt bằng và tốn kém khá nhiều khi đầu tư vào chuồng trại, nhưng bù lại, người chăn nuôi có thể đảm bảo được năng suất và hạn chế tối đa được các chi phí. Đặc biệt là có thể kiểm soát được vấn đề dịch bệnh thường gặp ở thỏ.

Dưới đây là một số lợi ích khi nuôi thỏ trong chuồng:

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ

Chính vì có nhiều lợi ích thiết thực nhue vậy, nên cách làm chuồng thỏ đúng kỹ thuật rất được bà con nông dân quan tâm. Có rất nhiều ý kiến chia sẻ cách nuôi thỏ và kỹ thuật làm chuồng trại nuôi thỏ từ bà con:

"Em muốn chuyển đổi sang nuôi thỏ, nhưng trước đây em chưa nuôi thỏ bao giờ, nên em muốn hỏi là nuôi thỏ có bắt buộc phải làm chuồng nuôi thỏ không, có thể cho thỏ sống chung thành đàn không? Em xin cám ơn!" - Bạn Anh Đức chia sẻ

"Bạn không nói rõ cụ thể là bạn muốn nuôi bao nhiêu thỏ. Nhưng mình vẫn sẽ chia sẻ với bạn một chút kinh nghiệm. Nuôi thỏ bắt buộc phải làm lồng nuôi. Lồng thỏ bảo đảm phải chắc chắn, nuôi thỏ không nuôi theo đàn lớn, thỏ không chui lẫn đàn, tránh được chuột tấn công và chăm sóc thuận tiện. Phải làm ổ đẻ có nắp đậy cho thỏ. Sau khi thỏ đẻ, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ một lần để cho con bú, tránh hiện tượng thỏ mẹ chui vào ổ ỉa đái, bới ổ và dẫm đạp lên đàn con." - Anh Hồng chia sẻ

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ được chia sẻ từ Nuôi trồng 123: "Kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ"

Lồng chuồng nuôi thỏ có thể đặt dưới gốc cây có bóng mát, ở ngoài vườn, đầu nhà có mái che chống được mưa nắng hoặc có thể tận dụng các gian nhà trống để nuôi thỏ.

Dù đặt ở đâu đều phải đảm bảo không khí thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa động, quét dọn vệ sinh và thoát được phân rác dễ dàng. Không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn, chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối lại dễ nhiễm độc và lây lan bệnh tật từ lợn, gà (như bệnh tụ huyết trùng) sang thỏ.

Tùy vào điều kiện chăn nuôi, lồng chuồng nuôi thỏ có thể làm bằng các loại vật liệu sẵn có, dễ kiếm, rẻ tiền như tre, nứa, gỗ, tận dụng phế liệu sắt thép hoặc trong điều kiện chăn nuôi thâm canh cao có thể hàn chuồng bằng sắt hoặc inox,...

Yêu cầu kỹ thuật lồng chuồng nuôi thỏ

– Thỏ hoạt động dễ dàng, thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng, tốn ít công khi cho ăn uống, chăm sóc và bắt thỏ.

– Thỏ không chui ra ngoài hoặc đàn nọ lẫn đàn kia và đặc biệt là tránh chuột chui vào lồng chuồng cắn thỏ.

– Phải bền, vững, chắc chắn, rẻ tiền. Những phần hay bẩn, hay mòn và hư hỏng như đáy lồng, lưới cỏ, máng ăn uống,... có thể tháo ra hoặc lắp, thay thế được khi cần.

Cấu trúc lồng chuồng thỏ 1 tầng 2 ngăn

Kích thước lồng chuồng phải phù hợp với việc chăm sóc, vệ sinh, kiểm tra và quan sát trạng thái sức khỏe cho thỏ. Nếu làm lồng quá cao sẽ khó chăm sóc, vừa bị gió lùa từ dưới lên bụng thỏ không tốt cho thỏ vì thỏ sợ độ cao. Nếu làm ngăn lồng sâu và hẹp thì khó bắt thỏ, không đủ chỗ để gắn lưới cỏ, máng ăn vào thành lồng phía trước và khó quan sát thỏ khi chúng ăn.

Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ

Một số kiểu chuồng nuôi thỏ ở gia đình

Quy cách lồng chuồng phù hợp nhất là ngăn lồng khối hợp chữ nhật đặt ngang, thành lồng cao 40-50cm, dài 90cm, sâu 60cm. Lồng làm một tầng nên làm nắp mở mặt trên, có thể làm 2 ngăn lồng liền một khối có 4 chân, lồng cao 50-60cm. Mỗi ngăn đó nên nhốt từ 5-6 con thỏ sau cai sữa vỗ béo hoặc 2 con hậu bị giống hoặc 1 con thỏ giống sinh sản.

Nếu gia đình chật hẹp thì có thể làm lồng 2 tầng, cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên có khay hứng phân.

Đáy lồng chuồng là một trong những chi tiết quan trọng nhất, vì nó tiếp xúc trực tiếp đến thỏ, là điều kiện giữ vệ sinh để chống ô nhiễm lây lan mầm bệnh và gây bệnh.

Lưới đáy và phên đáy lồng

Đáy lồng phải nhẵn, phẳng, êm, không để đầu đinh, mối buộc hoặc vật liệu làm lồng nhô lên mặt đáy để làm xây xát da, loét gan bàn chân thỏ. Đáy lồng phải có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu dễ dàng, ít thấm nước và tháo ra lắp vào được. Ở gia đình, tốt nhất là làm đáy bằng các thanh tre hoặc gỗ cứng vót, bào nhẵn có bản rộng 1,4-1,5cm, kết thành phên có khe hở 1,25cm. Nếu đáy làm bằng lưới thép mắt cáo, ô vuông phải là loại dày 2,5mm, lỗ lưới rộng 1,25×1,25cm. Đáy lưới phải có thêm bệ nằm bằng miếng gỗ mỏng nhẹ đặt vào nửa đáy phía trong để thỏ nằm yên tĩnh.

Máng thức ăn trong chuồng nuôi thỏ

Máng thức ăn tinh có làm bằng vật liệu khác nhau như sành sứ, xi măng, gỗ, tôn, sắt. Nếu làm bằng vật liệu nhẹ thì phải làm móc hoặc dây buộc gá vào thành lồng phía trước để thỏ không làm lật đổ được. Kích thước máng ăn phù hợp là hình khối hợp chữ nhật dài 35-40cm để đủ chỗ cho cả đàn cùng ăn, nhưng chỉ làm hẹp miệng khoảng 10-12cm để thỏ không nằm vào máng ăn, chiều cao của máng là 6-8cm, miệng máng nên làm gờ hoặc uốn cong vào phía trong để tránh thỏ bới thức ăn ra ngoài.

>> Xem thêm: Cách lựa chọn thỏ giống tốt